Giáo án Chuyên đề tích hợp - Chủ đề: Kí hiện đại Việt Nam - Ngữ Văn 12

docx 11 trang thanh nguyễn 05/07/2025 80
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chuyên đề tích hợp - Chủ đề: Kí hiện đại Việt Nam - Ngữ Văn 12", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Chuyên đề tích hợp - Chủ đề: Kí hiện đại Việt Nam - Ngữ Văn 12

Giáo án Chuyên đề tích hợp - Chủ đề: Kí hiện đại Việt Nam - Ngữ Văn 12
 Tuần 9,10,11
Tiết: 26,27,28,29,30,31
 Chủ đề: Kí hiện đại Việt Nam
 (Bút kí và tuỳ bút)
 I. MỤC TIÊU 
 1. Về năng lực:
 - Nêu được một số đặc điểm hình thức và nội dung của thể loại kí (bút kí và tuỳ bút).
 - Vận dụng tri thức đọc hiểu về thể loại kí để đọc và phân tích nét độc đáo về nội dung 
 và nghệ thuật của hai bài kí Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho 
 dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường;
 - Tạo lập một văn bản kí bằng ngôn ngữ nói
 - Vận dụng sự kết hợp các phương thức biểu đạt và các thao tác lập luận trong viết một 
 bài văn nghị luận thể loại kí.
 2. Về phẩm chất: Trân trọng vẻ đẹp của non sông đất nước và con người Việt Nam 
II. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
1. Tri thức đọc hiểu
1.1. Thể loại kí
 Kí là một thể loại văn xuôi thường ghi lại sự việc và con người một cách xác thực. 
 Bút kí là một thể của kí, nằm trung gian giữa kí sự và tùy bút. Bút kí thiên về ghi lại một 
cảnh vật mà nhà văn mắt thấy tai nghe, thường trong các chuyến đi. Bút kí tái hiện con người 
và sự việc một cách phong phú, sinh động, nhưng qua đó biểu hiện khá trực tiếp khuynh hướng 
cảm nghĩ của tác giả, có màu sắc trữ tình. Kết hợp linh hoạt các phương thức nghị luận, tự sự, 
trữ tình nhưng tùy theo độ đậm nhạt khác nhau của các phương thức mà ta có bút kí chính 
luận, bút kí tùy bút...
 Tùy bút là một thể của kí đối lập với phóng sự. Nếu phóng sự thiên về tự sự với điểm 
tựa là sự kiện, thì tùy bút nghiêng hẳn về trữ tình với điểm tựa là cái tôi của tác giả. Hình thức 
thể loại này cho phép nhà văn phóng bút viết tùy theo cảm hứng, tùy cảnh, tùy việc mà suy 
tưởng, nhận xét, đánh giá, trình bày... Những chi tiết, con người cụ thể trong tác phẩm chỉ là 
cái cớ để tác giả bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá, nhận xét của bản thân. 
 Kí cơ bản là khác với truyện (truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn, tiểu thuyết) ở chỗ 
trong tác phẩm kí không có một xung đột thống nhất, phần khai triển của tác phẩm chủ yếu 
mang tính miêu tả, tường thuật. Đề tài và chủ đề của tác phẩm cũng khác biệt với truyện, nó + So sánh hình tượng sông Đà qua ngòi bút của Nguyễn Tuân với thực tế (Video giáo 
 viên cung cấp). 
 + Thái độ, tình cảm của tác giả đối với các đối tượng được nói đến trong văn bản?
2.2. Đọc hiểu văn bản 
* Tác giả Nguyễn Tuân
 Nguyễn Tuân sinh ra trong một gia đình Hán học đã tàn, là một nhà văn tài hoa, uyên 
bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng Tiếng Việt. 
 Nguyễn Tuân nổi tiếng với các tác phẩm tùy bút, bút ký có phong cách độc đáo.
 Ông chủ trương chủ nghĩa xê dịch không thích cuộc sống trầm lặng, bình ổn nên ông đi 
suốt chiều dài đất nước để tìm những điều mới mẻ, độc đáo.
* Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ
 Người lái đò Sông Đà rút từ tập tùy bút Sông Đà (1960) - kết quả của chuyến đi thực tế 
Tây Bắc của Nguyễn Tuân 1958.
* Nội dung
 - Sông Đà trên trang văn của Nguyễn Tuân hiện lên như một nhân vật có hai tính cách 
trái ngược:
 Hung bạo, dữ dằn: Cảnh “đá dựng thành vách”, những đoạn đá chẹt lòng sông như cái 
yết hầu; cảnh “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn luồng gió gùn ghè”; những hút 
nước sẵn sàng nhấn chìm và đập tan chiếc thuyền nào lọt vào; những thạch trận, phòng tuyến 
sẵn sàng “ăn chết” con thuyền và người lái đò; 
 Trữ tình, thơ mộng: Dòng chảy uốn lượn của con sông như mái tóc người thiếu nữ Tây 
Bắc diễm kiều; nước Sông Đà biến đổi theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng; cảnh vật hai 
bên bờ Sông Đà vừa hoang sơ nhuốm màu cổ tích vừa trù phú tràn trề nhựa sống;
 Qua hình tượng Sông Đà, Nguyễn Tuân thể hiện tình yêu mến thiết tha đối với thiên 
nhiên đất nước. Với ông thiên nhiên cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hóa. 
Cảm nhận và miêu tả Sông Đà là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp của người 
lao động trong chế độ mới.
 - Hình ảnh người lái đò:
 Là vị chỉ huy “cái thuyền sáu bơi chèo” trong cuộc chiến đấu không cân sức với thiên 
nhiên dữ dội, hiểm độc (sóng, nước, đá, gió,) Bằng trí dũng tuyệt vời và phong thái ung 
dung, tài hoa, người lái đò “nắm lấy bờm sóng’, vượt qua trận thủy chiến ác liệt (đá nổi, đá 
chìm, ba phòng tuyến trùng vi vây bủa, ) thuần phục dòng sông. Ông nhìn thử thách bằng 
cái nhìn giản dị mà lãng mạn; bình tĩnh và hùng dũng ngay cả lúc đã bị thương.
 Nguyên nhân chiến thắng của ông lái đò: Sự ngoan cường, dũng cảm và nhất là kinh 
nghiệm sông nước.
 Hình ảnh ông lái đò cho thấy Nguyễn Tuân đã tìm được nhân vật mới: Những con người 
đáng trân trọng, ngợi ca không thuộc tầng lớp đài các “vang bóng một thời” mà là những người 
lao động bình thường- chất “vàng mười của Tây Bắc”. Qua đây, nhà văn muốn phát biểu quan 
niệm: Người anh hùng không chỉ có trong chiến đấu mà có trong cuộc sống lao động thường 
ngày.
* Nghệ thuật Chủ đề
 Tác giả viết văn bản trong hoàn cảnh nào?
 Đối tượng được viết là gì? 
 Nhà văn đã khai thác những khía cạnh nào 
 của đối tượng?
 Tác giả đã lựa chọn cách ghi lại bằng miểu 
 tả, kể chuyện, phát biểu cảm nghĩ, Hay kết 
 hợp các yếu tố đó?
 So sánh hình tượng sông Hương qua ngòi 
 bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường với thực tế 
 (Video giáo viên cung cấp). 
 Thái độ, tình cảm của tác giả đối với các đối 
 tượng được thể hiện trong văn bản?
3.2. Đọc hiểu văn bản 
* Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường
 Hoàng Phủ Ngọc Tường là một tri thức yêu nước, nhà văn gắn bó mật thiết với xứ Huế, 
có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực; chuyên viết về kí; sáng tác luôn có sự kết hợp 
nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình, nghị luận và tư duy đa chiều với một lối hành văn 
hướng nội, súc tích mê đắm, tài hoa.
* Hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ
 “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” viết tại Huế năm 1981, in trong tập sách cùng tên. Tác 
phẩm gồm 3 phần, đoạn trích trong sách giáo khoa là phần thứ nhất.
* Nội dung 
 - Thuỷ trình Hương giang
 Ở nơi khởi nguồn: sông Hương có vẻ đẹp hoang dại đầy cá tính, là “bản trường ca của 
rừng già”, là “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”, là “người mẹ phù sa của một vùng 
văn hoá xứ sở”.
 Đến ngoại vi thành phố Huế: sông Hương như “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa 
cánh đồng Châu hoá đầy hoa dại” được người tình mong đợi đến đánh thức. Thuỷ trình của 
sông Hương khi bắt đầu về xuôi tựa “một cuộc tìm kiếm có ý thức” người tình đích thực của 
một người con gái đẹp trong câu chuyện tình yêu lãng mạn nhuốm màu cổ tích.
 Đến giữa thành phố Huế: sông Hương như tìm được chính mình “vui tươi hẳn 
lên”mềm hẳn đi như một “tiếng vâng không nói ra của tình yêu”. Nó có những đường nét 
tinh tế, đẹp như “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”, như “người tài nữ đánh đàn lúc 
đêm khuya”,
 Trước khi từ biệt Huế: sông Hương giống như “người tình dịu dàng và chung thuỷ”. 
Con sông như “nàng Kiều trong đêm tình tự”, “trở lại tìm Kim Trọng” để nói lời thề trước lúc 
đi xa
 - Dòng sông của lịch sử và thi ca
 Trong lịch sử, sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu bao chiến công 
oanh liệt của dân tộc. thời gian qua mấy mùa trong năm; của bờ bãi hoang sơ mà nên thơ, của mặt nước lặng yên 
như tờ thảng hoặc đôi con cá quẫy làm giật mình đàn hươu. 
 Với hình tượng ông lái đò: Nhân vật này không được khắc họa thành số phận như 
trong tác phẩm tự sự. Thực ra, đó chỉ là một khoảnh khắc trên sông nước để qua đó Nguyễn 
Tuân tôn vinh con người lao động trong thời kì mới - thời kì tái thiết đất nước xây dựng miền 
Bắc xã hội chủ nghĩa.
 Thực ra, Sông Đà được Nguyễn Tuân khắc họa để làm nền cho ông lái nổi bật lên. Sông 
Đà càng hung bạo, ông lái đò càng trí dũng, tài hoa. Sông Đà có thơ mộng, hiền hòa với những 
vẻ hoang sơ mới thấy ông lái là người yêu thiên nhiên, chan hòa trong cuộc sống, là một người 
lao động bình dị như bao con người khác. Từ đó thấy được cách để Nguyễn Tuân tôn vinh vẻ 
phi thường của một con người bình thường - một hạt “vàng mười” mà ông đã bỏ công bao 
ngày để đi tìm trên mảnh đất Tây Bắc.
 - Tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
 Khi khám phá vẻ đẹp đa dạng của sông Hương, cần thấy được các điểm nhìn (thường 
gọi là góc nhìn): địa lý, lịch sử, văn hóa. Và ở mỗi góc nhìn, tác giả đều mang vào đó trí tưởng 
tượng phong phú của mình.
 Ở góc nhìn địa lý: sông Hương là cô gái cá tính, chung tình. Lúc ở thượng nguồn, sông 
Hương mang trong mình vẻ dữ dội, hoang sơ khiến tác giả hình dung như cô gái Di-gan phóng 
khoáng, man dại. Lúc đến đồng bằng, sông Hương dịu dàng, yên ả giống như người gái đẹp 
ngủ mơ màng giờ được đánh thức dậy với những phẩm chất nữ tính nhất để bắt đầu bước vào 
hành trình đi tìm tình yêu.
 Khi sông Hương liên tục đổi dòng, giống như người con gái đang thay đổi mình kiếm 
tìm đường về với người tình mong đợi: thành phố Huế. Khi sông Hương phát hiện ra thành 
phố Huế của mình, cô gái ấy chợt dâng đầy cảm xúc: tươi vui, yên tâm Khi bắt gặp thành 
phố Huế, cô gái sông Hương như bắt gặp người tình của mình rồi đầy thẹn thùng, e lệ. Và rồi, 
điệu chảy lặng lờ - điệu slow của sông Hương giống như sự đắm say của đôi lứa trong tình 
yêu nồng nàn. Khi sông Hương trôi đi, cái dáng uốn cong ôm lấy thành phố Huế được tác giả 
hình dung như sự lưu luyến nghẹn ngào vì phải chia li của lứa đôi. 
 Ở góc nhìn văn hóa: trong suy tưởng của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương như 
người mẹ sản sinh và nuôi dưỡng các giá trị văn hóa cổ truyền của xứ Huế. 
 Ở góc nhìn lịch sử: sông Hương hóa thân từ vẻ dịu dàng, trầm tư để trở thành chủ nhân, 
chứng nhân của một xứ Huế oai hùng từ thời cổ đại, qua trung đại, đến hiện đại.
* Đặc điểm của cái tôi tác giả trong mỗi tác phẩm 
 Nổi bật lên trong tác phẩm tùy bút chính là tính chủ quan, chất trữ tình sâu đậm của cái 
tôi tác giả. Cho nên, sức hấp dẫn của tùy bút còn phụ thuộc vào sức hấp dẫn của cái tôi ấy 
 Sở dĩ Nguyễn Tuân tìm đến và thành công với tùy bút là bởi vì nó là thể văn phóng 
túng, tự do, đáp ứng được cá tính “ngông” trên trang viết của ông. Với Hoàng Phủ Ngọc Tường 
cái phóng túng tự do ấy lại được thể hiện trên văn phong trang nhã. Do đó, hình bóng cái tôi 
tác giả luôn hiển hiện trong mỗi tác phẩm.
 Người lái đò Sông Đà, lâu nay, người ta chỉ quen thấy một cái tôi tài hoa uyên bác. 
Nhưng vấn đề cần bổ sung vào đây chính là cảm hứng ngợi ca đầy say mê của một con người 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_chuyen_de_tich_hop_chu_de_ki_hien_dai_viet_nam_ngu_v.docx