Giáo án Chuyên đề Ngữ văn 10 (Ban D)

docx 202 trang thanh nguyễn 07/07/2025 80
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Chuyên đề Ngữ văn 10 (Ban D)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Chuyên đề Ngữ văn 10 (Ban D)

Giáo án Chuyên đề Ngữ văn 10 (Ban D)
 Giáo án chuyên đề Ngữ văn 10 – Ban D – Năm học 2019-2020- GV: Triệu Thị Huyền
 Ngày soạn: 3/9/2019
 Ngày giảng:
 Ca 1:
 ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
 A. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
 1. Về kiến thức
 - Củng cố kiến thức cơ bản về tiếng Việt liên quan đến đề đọc hiểu
 2. Về kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu các văn bản nhật dụng và văn bản văn học
 3. Về thái độ:
 - Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học khi làm các dạng bài đọc hiểu văn bản
 B. Phương tiện thực hiện:
 1. GV: Giao án, sgk, TLTK.
 2. HS: Vở ghi, vở soạn.
 C. Cách thức tiến hành:
 Kết hợp các PP: Phát vấn, làm việc nhóm, luyện tập.
 D. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định, sĩ số :
 2.Kiểm tra bài cũ (kết hợp trong giờ)
 3.Bài mới:
 I/ Cấu trúc của một đề bài kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu:
 Phần 1: Đưa ra một văn bản (văn bản văn học hoặc văn bản nhật dụng, văn xuôi hoặc thơ, có 
 thể là một văn bản hoàn chỉnh hoặc một đoạn trích)
 Phần 2: Đưa ra các câu hỏi theo các mức độ nhận thức từ thấp đến cao: từ nhận biết -> thông 
 hiểu -> vận dụng thấp -> vận dụng cao.
 II/ Những yêu cầu cơ bản thường gặp trong dạng đề đọc hiểu:
 1. Yêu cầu nhận diện phương thức biểu đạt
 Phương thức biểu đạt Nhận diện qua mục đích giao tiếp
 1 Tự sự Trình bày diễn biến sự việc
 2 Miêu tả Tái hiện trạng thái, sự vật, con người
 3 Biểu cảm Bày tỏ tình cảm, cảm xúc
 4 Nghị luận Trình bày ý kiến đánh giá, bàn luận
 5 Thuyết minh Trình bày đặc điểm, tính chất, phương pháp
 6 Hành chính – công vụ Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện 
 quyền hạn, trách nhiệm giữa người với người
 2. Yêu cầu nhận diện phong cách chức năng ngôn ngữ:
 Phong cách ngôn ngữ Đặc điểm nhận diện
 1 Giáo án chuyên đề Ngữ văn 10 – Ban D – Năm học 2019-2020- GV: Triệu Thị Huyền
 Nói giảm Làm giảm nhẹ đi ý đau thương, mất mát nhằm thể hiện sự 
 trân trọng
 Thậm xưng (phóng Tô đậm ấn tượng về
 đại)
 Câu hỏi tu từ Bộc lộ cảm xúc 
 Đảo ngữ Nhấn mạnh, gây ấn tượng về
 Đối Tạo sự cân đối
 Im lặng () Tạo điểm nhấn, gợi sự lắng đọng cảm xúc
 Liệt kê Diễn tả cụ thể, toàn điện 
 3.2. Các hình thức, phương tiện ngôn ngữ khác:
 - Từ láy, thành ngữ, từ Hán – Việt 
 - Điển tích điển cố,
 4. Yêu cầu nhận diện các phương thức trần thuật 
 - Lời trực tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (Tôi)
 - Lời kể gián tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ ba – người kể chuyện giấu mặt.
 -Lời kể nửa trực tiếp: Trần thuật từ ngôi thứ ba – người kể chuyện tự giấu mình nhưng điểm 
 nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm.
 5. Yêu cầu nhận diện các phép liên kết ( liên kết các câu trong văn bản)
 Các phép liên kết Đặc điểm nhận diện
 Phép lặp từ ngữ Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước: Ai có 
 súng, dùng súng. Ai có gươm, dùng gươm. Ai không có gươm 
 thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc.
 Phép liên tưởng (đồng Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa 
 nghĩa / trái nghĩa) hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước: 
 Phép thế Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các 
 từ ngữ đã có ở câu trước: Hoa phượng- hoa học trò, Chí phèo- 
 Hắn, tôi- ta.
 Phép nối Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết)với 
 câu trước: Tóm lại, vả lại, nhưng, hơn nữa
 6. Nhận diện các thao tác lập luận
 TT Các thao Nhận diện
 tác lập 
 luận
 1 Giải thích Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ 
 ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình.
 2 Phân tích Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ 
 phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ 
 bên trong của đối tượng.
 3 Chứng Chứng minh là đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để làm 
 minh sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe 
 tin tưởng vào vấn đề. ( Đưa lí lẽ trước - Chọn dẫn chứng và đưa dẫn 
 chứng. Cần thiết phải phân tích dẫn chứng để lập luận CM thuyết 
 phục hơn. Đôi khi thuyết minh trước rồi trích dẫn chứng sau.)
 3 Giáo án chuyên đề Ngữ văn 10 – Ban D – Năm học 2019-2020- GV: Triệu Thị Huyền
 Ngày soạn: 4/9/2019
 Ngày giảng:
 Ca 2:
 ÔN TẬP KIẾN THỨC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (Tiếp)
 A. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
 1. Về kiến thức
 - Củng cố kiến thức cơ bản về tiếng Việt liên quan đến đề đọc hiểu
 2. Về kĩ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu các văn bản nhật dụng và văn bản văn học
 3. Về thái độ:
 - Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học khi làm các dạng bài đọc hiểu văn bản
 B. Phương tiện thực hiện:
 1. GV: Giao án, sgk, TLTK.
 2. HS: Vở ghi, vở soạn.
 C. Cách thức tiến hành:
 Kết hợp các PP: Phát vấn, làm việc nhóm, luyện tập.
 D. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định, sĩ số :
 2.Kiểm tra bài cũ (kết hợp trong giờ)
 3.Bài mới:
 III. Luyện tập 
 ĐỀ 1:
 I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
 (1)Bằng những trải nghiệm của bản thân, càng ngày tôi càng nhận rõ ra một chân lý là bất cứ 
 một điều gì vừa phải bao giờ cũng tốt hơn thừa mứa. Nói cách khác, chúng ta nên đón lấy cuộc 
 sống ngay khi nó đến, đừng đợi chờ một điều gì đó thật đủ đầy rồi mới chịu đón nhận. Hãy sống 
 một cuộc đời chừng mực, đừng đợi chờ hay mong muốn hưởng thụ những điều xa xỉ, vì sẽ không 
 có giới hạn nào kiểm soát việc đó.
 (2) Điều đó tương tự như khi chúng ta làm công việc chăm sóc và tỉa cành cho cây. Khi cắt đi 
 những nhánh dư thừa, cây sẽ tập trung nhựa sống của nó để tạo ra hoa thơm quả ngọt. Cuộc sống 
 của chúng ta cũng thế. Khi biết loại bỏ những điều không cần thiết, chúng ta có thể tập trung sức 
 lực của mình cho những điều giá trị hơn.
 (3)Mỗi người quan niệm lợi ích của việc đơn giản hóa cuộc sống theo một cách khác nhau. Đó có 
 thể tạo ra nhiều thời gian rảnh rỗi hơn, cuộc sống ít căng thẳng hơn, ít huyên náo hơn, ít nợ nần 
 hơn... Cuộc hành trình này tuy có cùng một đích đến nhưng lại có rất nhiều con đường khác nhau 
 để tiến tới mục đích đó.
 (Trích Điều kì diệu của thái độ sống, Tác giả: Mac Anderson, Dịch giả: Hiếu Dân, Thế Lâm, Văn 
 Khanh, NXB Tổng hợp TPHCM, 2016, tr 24)
 Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?(0.5đ)
 5 Giáo án chuyên đề Ngữ văn 10 – Ban D – Năm học 2019-2020- GV: Triệu Thị Huyền
 chúng như thế nào. Jordan hoàn toàn có thể đã suy sụp, thất vọng hay buông xuôi với thất bại ban 
 đầu. Thậm chí anh đã có thể từ bỏ giấc mơ trở thành vận động viên bóng rổ chuyên nghiệp của 
 mình, nhưng không, anh đã chọn con đường hành động: tiếp tục luyện tập chăm chỉ, tiếp tục thử 
 sức. Liệu Jordan có làm nên một sự nghiệp lừng lẫy nếu anh chịu sớm đầu hàng trước thất bại? 
 Sự thật là: “Ta sẽ mạnh mẽ hơn khi vượt qua nghịch cảnh ”. Vì vậy, nếu chúng ta chọn thái độ 
 tích cực khi đối diện với khó khăn, chúng ta sẽ hoàn toàn kiểm soát được đời mình.
 (Trích Điều kì diệu của thái độ sống, Tác giả: Mac Anderson, Dịch giả: Hiếu Dân, Thế Lâm, Văn 
 Khanh, NXB Tổng hợp TPHCM, 2016, tr 39)
 1. Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản trên?
 2. Nhờ đâu Michael Jordan sau này đã trở thành huyền thoại trong làng bóng rổ thế giới ?
 3. Anh/ chị hiểu như thế nào câu nói: Ta sẽ mạnh mẽ hơn khi vượt qua nghịch cảnh ?
 4.Thông điệp của văn bản mà anh/chị tâm đắc nhất là gì? Nêu lí do vì sao?
 GỢI Ý:
 Câu/ Nội dung
 Ý
 Đọc hiểu
 1 Phương thức biểu đạt trong văn bản : tự sự, nghị luận
 2 Michael Jordan sau này đã trở thành huyền thoại trong làng bóng rổ thế giới : là nhờ 
 sau khi bị thất bại, anh đã có thái độ tích cực, không đầu hàng trước số phận mà đã 
 tiếp tục luyện tập chăm chỉ, hoàn thiện những kĩ năng của mình.
 3 Cách hiểu câu nói: Ta sẽ mạnh mẽ hơn khi vượt qua nghịch cảnh : 
 - Nghịch cảnh thực chất chính là những khó khăn, thử thách mà ta gặp phải trên đường 
 đời. 
 - Nếu ta vượt qua nghịch cảnh thì gọi là thành công, nếu ta không vượt qua thì gọi là 
 thất bại. Dù thành công hay thất bại thì điều đó cũng qua đi và ta sẽ lại gặp những thử 
 thách mới. Vậy thì, nghịch cảnh dường như đang giúp ta lớn lên từng ngày
 4 Học sinh có thể trình bày và lí giải thông điệp tâm đắc nhất theo ý riêng, không vi 
 phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây là vài gợi ý:
 - Cần có thái độ tích cực để đương đầu với trở ngại của cuộc sống
 - Không ai muốn sống trong nghịch cảnh. Nhưng một khi đối diện với nghịch cảnh, 
 ta cần phải tìm mọi cách để vượt qua.
 ĐỀ 3
 Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
 Tử tế chính là sức mạnh của cuộc sống, là niềm tin và mạch sống của cuộc đời. Tử tế chính là sự 
 tốt bụng, là một phẩm chất vô cùng cao quý và vô cùng đáng trân trọng của con người. Người tử 
 tế là người sống lương thiện, không bao giờ nghĩ xấu về ai và cũng không bao giờ làm hại ai, hơn 
 hết người tử tế còn là người luôn sử dụng lòng tốt của mình để giúp đỡ người khác, chia sẻ với 
 những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội. 
 []
 Người tử tế có sự nhiệt huyết với con người, với cuộc đời một cách đáng kinh ngạc, sự nhiệt huyết 
 chính là sức mạnh để họ giải quyết mọi công việc, biến những việc lớn thành việc nhỏ, biến những 
 việc khó giải quyết thành những chuyện dễ giải quyết vô cùng. Người tử tế là người luôn có tấm 
 lòng bao dung, độ lượng, không quan tâm đến địa vị, danh vọng, không quá chú trọng vào cái tôi 
 mà luôn luôn nghĩ cho người khác; luôn đặt lợi ích cộng đồng lên trên hết. Người tử tế luôn có 
 những hành động xuất phát từ động cơ trong sáng, mọi suy nghĩ đều hướng đến sự lương thiện, 
 7

File đính kèm:

  • docxgiao_an_chuyen_de_ngu_van_10_ban_d.docx