Giáo án Chuyên đề 3 - Bài 12: Bản vẽ kĩ thuật (Bản gọn) - Toán 11 Bộ Sách Kết nối tri thức
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chuyên đề 3 - Bài 12: Bản vẽ kĩ thuật (Bản gọn) - Toán 11 Bộ Sách Kết nối tri thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Chuyên đề 3 - Bài 12: Bản vẽ kĩ thuật (Bản gọn) - Toán 11 Bộ Sách Kết nối tri thức
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 2023-2024 Trường:................... Họ và tên giáo viên: Tổ:............................ BẢN VẼ KĨ THUẬT Môn học/Hoạt động giáo dục: Toán .; lớp: 11 Thời gian thực hiện: 3 tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức: - Nhận biết, trình bày được các yếu tố, nguyên tắc cơ bản trong bản vẽ kỹ thuật như khổ giấy, viết khung tên, khung bản vẽ,.... - Liệt kê được các tiêu chuẩn của bản vẽ kỹ thuật.... - Đọc được thông tin về một số bản vẽ kỹ thuật đơn giản - Vẽ được bản vẽ kỹ thuật đơn giản 2. Về năng lực: - Năng lực tư duy và lập luận toán học: + Học sinh biết cách nghiên cứu tài liệu, biết chỉ ra các yếu tố của bản vẽ kĩ thuật trong một trường hợp cụ thể - Năng lực giải quyết vấn đề toán học: + Học sinh biết áp dụng cách đọc, vẽ bản vẽ kĩ thuật vào những trường hợp cụ thể + Học sinh có thể áp dụng các kiến thức về bản vẽ kĩ thuật để giải quyết những bài toán trong thực tế - Năng lực mô hình hoá toán học: + Học sinh vẽ được bản vẽ kĩ thuật đơn giản - Năng lực tự chủ và tự học: + Tự tìm hiểu nội dung một số vấn đề liên quan đến bản vẽ kĩ thuật + Tự mình giải quyết các bài tập được giao - Năng lực giao tiếp và hợp tác: + Học sinh trao đổi về bài tập trong từng nhóm, trả lời câu hỏi của giáo viên + Học sinh trình bày sản phẩm cho các học sinh khác lắng nghe và góp ý 3. Về phẩm chất: - Nhân ái: có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi hợp tác. - Chăm học, chăm chỉ: tích cực làm bài trên lớp, phát biểu xây dựng bài, trao đổi bài với học sinh khác trên lớp- Có trách nhiệm: có ý thức hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. - Trung thực II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Máy chiếu, phiếu học tập, giấy màu, giấy A0, bảng phụ, bút lông, kéo. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Trang | 1 KẾ HOẠCH BÀI DẠY 2023-2024 Câu hỏi 1. Nêu những tiêu chuẩn về kích thước, nội dung của khổ giấy, khung bản vẽ, khung tên trong bản vẽ kĩ thuật? Mô tả trong hình vẽ? Câu hỏi 2. Nêu những nét vẽ thường dùng trong bản vẽ kĩ thuật, kích thước và ứng dụng của nó? Mô tả trên hình vẽ? Câu hỏi 3. Nêu một số quy ước về chữ viết và cách ghi kích thước trong bản vẽ kĩ thuật? Nhận biết kích thước, đường dóng kích thước trên hình vẽ? c) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh Câu hỏi 1. - Kích thước các khổ giấy: - Khung bản vẽ cách cạnh trái của khổ giấy là 20 mm và cách các cạnh còn lại là 10 mm. - Khung tên ghi các nội dung về quản lý bản vẽ và được đặt ở góc dưới bên phải của bản vẽ + Nội dung, kích thước khung tên ở trường phổ thông được cho như hình sau: Trang | 3 KẾ HOẠCH BÀI DẠY 2023-2024 d) Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên chia học sinh thành 6 nhóm đánh số từ 1 tới 6 - Giáo viên chiếu nội dung câu hỏi trên máy chiếu và sơ đồ các nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 bản vẽ kĩ thuật đã chuẩn bị trước, 1 bảng phụ - Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm + Nhóm 1 + 4 : trả lời câu hỏi 1 + Nhóm 2 + 5 : trả lời câu hỏi 2 + Nhóm 3 + 6 : trả lời câu hỏi 3 - Giáo viên quy định thời gian hoạt động là 10 phút * Tổ chức thực hiện: - Học sinh trong nhóm làm việc nhóm để tìm ra câu trả lời, trình bày nội dung trên bảng phụ - Giáo viên quan sát học sinh, hướng dẫn các nhóm học sinh trong từng nhóm tìm hiểu nội dung của nhóm mình, hướng dẫn học sinh cách trình bày trên bảng phụ * Báo cáo thảo luận: - Học sinh đại diện từng nhóm lên bảng trình bày nội dung của nhóm mình - Các học sinh khác lắng nghe, phản biện, nhận xét nội dung nhóm bạn vừa trình bày * Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: - Giáo viên chốt nội dung cần nhớ cho học sinh - Đánh giá học sinh thông qua việc quan sát hoạt động của học sinh trong nhóm và phần trình bày, báo cáo, phản biện của học sinh theo các tiêu chí ghi trong bảng kiểm sau Đánh giá Yêu cầu Có Không năng lực Tự giác, chủ động trong hoạt động nhóm Giao tiếp Bố trí thời gian hợp lí Hoàn thành hoạt động nhóm đúng hạn Thảo luận và đóng góp ý kiến của các thành viên Hoạt dộng 2.2 Tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản trong vẽ kĩ thuật a) Mục tiêu: - Học sinh biết được những nguyên tắc cơ bản trong vẽ kĩ thuật - Học sinh xác định được một bản vẽ kĩ thuật có đáp ứng được các nguyên tắc cơ bản của vẽ kĩ thuật hay không? b) Nội dung: Câu hỏi 4. Quan sát bản vẽ kĩ thuật trong Hình đã phát cho các nhóm (hình 3.32 ) và cho biết : a) Từ hình vẽ các em có biết được hình dạng và cấu tạo của vật thể hay không? Có thể xác định được nhiều hay chỉ 1 hình dạng của vật thể? b) Có kích thước nào của vật thể mà em không thể xác định được từ bản vẽ hay không ? Trang | 5 KẾ HOẠCH BÀI DẠY 2023-2024 c) d) c) Sản phẩm: Câu hỏi 5. - Bản vẽ trong Hình 3.38a và 3.38b thể hiện duy nhất vật thể cần được biểu diễn, đồng thời các kích thước của vật thể có thể được xác định đầy đủ từ bản vẽ. Do đó bản vẽ trong Hình 3.33a đáp ứng được các nguyên tắc cơ bản của vẽ kĩ thuật. - Hình hộp chữ nhật và hình trụ với chiều cao 60 mm trong Hình 3.38c đều có hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh được thể hiện như trong bản vẽ ở Hình 3.39c. Do đó bản vẽ trong Hình 3.39c không xác định duy nhất vật thể được biểu diễn và vì vậy không đáp ứng nguyên tắc phản chuyển. - Bản vẽ trong hình 3. 38d chưa cho ta biết đầy đủ kích thước của mặt trên vật thể nên không đáp ứng nguyên tắc đầy đủ trên bản vẽ kĩ thuật d) Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên chia học sinh thành 8 nhóm và phát cho mỗi nhóm hình ảnh về các bản vẽ kĩ thuật trong câu hỏi 5 - Giáo viên quy định thời gian hoạt động là 7 phút * Tổ chức thực hiện: - Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn: - Học sinh trong nhóm làm việc cá nhân, ghi kết quả vào 1 góc của bảng phụ. - Từng nhóm hoạt động chung, trao đổi, thảo luận để thống nhất câu trả lời của nhóm trình bày nội dung trên bảng phụ - Giáo viên quan sát học sinh, hướng dẫn các nhóm học sinh trong từng nhóm tìm hiểu nội dung của nhóm mình, hướng dẫn học sinh cách trình bày trên bảng phụ * Báo cáo thảo luận: - Học sinh một nhóm đại diện lên bảng trình bày nội dung của nhóm mình - Các học sinh khác lắng nghe, phản biện, nhận xét nội dung nhóm bạn vừa trình bày * Đánh giá, nhận xét, tổng hợp: - Giáo viên chốt nội dung cần nhớ cho học sinh - Đánh giá học sinh thông qua việc quan sát hoạt động của học sinh trong nhóm và phần trình bày, báo cáo, phản biện của học sinh theo các tiêu chí ghi trong bảng kiểm sau Trang | 7 KẾ HOẠCH BÀI DẠY 2023-2024 Hình 3.41a Câu hỏi 8. Đọc bản vẽ kĩ thuật trong Hình 3.41b. Hình 3.41b Câu hỏi 9. Đọc bản vẽ kĩ thuật trong Hình 3.48. Trang | 9 KẾ HOẠCH BÀI DẠY 2023-2024 - Hình biểu diễn: + Tên gọi hình chiếu: hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh - Kích thước: vật thể có kích thước từng phần như sau: + Phần chữ T: bên dưới cao 40, khối trên cao 20 + Chiều ngang các bên là 20 + Phần bên trái chữ T dài 30, phần giữa 20, phần bên phải 20. - Yêu cầu kĩ thuật: mạ kẽm Câu hỏi 7. Đọc bản vẽ kĩ thuật trong Hình 3.41a. Bản vẽ kĩ thuật trong Hình 3.41a cho ta các nội dung sau đây: - Khung tên: + Tên gọi vật thể: lăng trụ tam giác đều; + Vật liệu: sắt; + Tỉ lệ: 1:5. - Hình biểu diễn: + Tên gọi hình chiếu: hình chiếu đứng, hình chiếu bằng, hình chiếu cạnh và hình chiếu trục đo vuông góc đều. - Kích thước: + Vật thể có kích thước chung là: cao 40, ngang 20. - Yêu cầu kĩ thuật: + Gia công: làm tù cạnh; + Xử lí bề mặt: mạ kẽm. Câu hỏi 8. Đọc bản vẽ kĩ thuật trong Hình 3.41b. Trang | 11 KẾ HOẠCH BÀI DẠY 2023-2024 - Khung tên: + Tên gọi vật thể: hộp chữ nhật; + Vật liệu: thép; + Tỉ lệ: 1:10. - Hình biểu diễn: + Tên gọi hình chiếu: hình chiếu đứng, hình chiếu cạnh và hình chiếu trục đo vuông góc đều. - Kích thước: + Vật thể có kích thước là dài 40, rộng 40, cao 20. - Yêu cầu kĩ thuật: + Xử lí bề mặt: mạ kẽm. d) Tổ chức thực hiện: (kỹ thuật mảnh ghép – nhóm chuyên gia) * Chuyển giao nhiệm vụ: - Giáo viên thuyết trình cho học sinh về các bước đọc bản vẽ kĩ thuật, học sinh lắng nghe, ghi chép - Giáo viên chia lớp thành 8 nhóm, đánh số các nhóm từ 1 đến 8 và đánh số học sinh trong nhóm (từ nhóm 1 tới 4 đánh số trong nhóm là 1, 2, 3, 4; từ nhóm 5 tới 8 đánh số trong nhóm là 5, 6, 7, 8). Các nhóm ngồi theo sơ đồ: - Giáo viên giao bài tập đã chuẩn bị sẵn trên giấy A3 cho các nhóm: + Nhóm 1 + 5: câu hỏi 6 + Nhóm 2 + 6: câu hỏi 7 + Nhóm 3 + 7: câu hỏi 8 + Nhóm 4 + 8: câu hỏi 9 - Các nhóm thực hiện nhiệm vụ trong 10 phút * Thực hiện: - Học sinh trong các nhóm hoạt động tìm ra câu trả lời cho nhóm mình và giải đáp thắc mắc trong nhóm - Giáo viên quan sát học sinh hoạt động trong nhóm, hướng dẫn học sinh nếu cần - Giáo viên nhắc học sinh trưng bày lời giải nhóm mình tại chỗ ngồi hiện tại * Báo cáo, thảo luận: Chia nhóm chuyên gia: - Giáo viên phân chia lại các nhóm từ nhóm ban đầu - Học sinh trong nhóm mới trình bày bài đã làm ở phần trước cho các thành viên khác lắng nghe, góp ý. - Mỗi học sinh có 90s trình bày lời giải. Sau 90s, các nhóm di chuyển sang vị trí mới theo sơ đồ Trang | 13
File đính kèm:
- giao_an_chuyen_de_3_bai_12_ban_ve_ki_thuat_ban_gon_toan_11_b.docx