Chuyên đề Văn tự sự Lớp 8
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Văn tự sự Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Văn tự sự Lớp 8

CHYÊN ĐỀ: VĂN TỰ SỰ I. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT Các yếu tố có trong một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả Trong bài văn tự sự, yếu tố tự sự đóng vai trò nòng cốt, là nền tảng cấu trúc nên bài văn, còn miêu tả có nhiệm vụ bổ sung để làm nổi bật thêm chi tiết tự sự. Và nói đến văn tự sự, người ta nhắc đến 3 yếu tố. Yếu tố quan trọng đầu tiên là nhân vật. Câu chuyện tự sự phải kể về một nhân vật nào đó và họ phải gây được ấn tượng với người đọc. Điều này có thể biểu hiện trong lời nói hoặc hành động. Có nhân vật được nhớ bởi tên gọi, ngoại hình và cũng có người lại cuốn hút bởi những thói quen khác lạ Để bài văn được đầy đủ, học sinh cần cung cấp thêm cho người đọc thông tin cơ bản về nhân vật như: tên gọi, lai lịch xuất thân, hoàn cảnh sống, ngoại hình, diễn biến tâm lý, thói quen, tính nết, số phận cuộc đờiTuy nhiên, không phải nhân vật nào trong bài cũng nhất thiết phải có đầy đủ các đặc điểm kể trên mà đối với các nhân vật chính, học sinh nên đưa ra nhiều chi tiết tiêu biểu để người đọc hình dung được rõ nét về đối tượng. Yếu tố tiếp theo phải kể đến trong bài văn tự sự kết hợp với miêu tả là cốt truyện. Dù mỗi học sinh có cách trình bày cốt truyện khác nhau nhưng trước hết học sinh cần giới thiệu hoàn cảnh diễn ra sự việc, các nhân vật tham gia, diễn biến câu chuyện (sự kiện mở đầu, sự kiện tiếp diễn phát triển câu chuyện và kết thúc). Cốt truyện học sinh đưa ra phải hợp lý và logic, các hành động của nhân vật phải phù hợp với tính cách của họ. Ngoài ra, để bài viết hấp dẫn người đọc, học sinh có thể đưa thêm vào tình tiết bất ngờ vào cuối câu chuyện. Bên cạnh đó, một yếu tố không thể thiếu để có bài viết hay là câu chuyện ấy phải mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Bài văn nên hướng con người ta đến với tình cảm cao đẹp, cách ứng xử cao thượng giữa con người với con người trong cuộc sống. Sau khi câu chuyện kết thúc, người đọc, người nghe tự mình rút ra được bài học thấm thía, chiêm nghiệm điều gì đó về cuộc đời. Có thể nói, mỗi câu chuyện học sinh viết ra là một sự khám phá về hiện thực cuộc sống. Bằng chính những suy nghĩ rất riêng của bản thân mình, học sinh lớp 8 có thể trình bày những quan điểm mang màu sắc riêng mà đôi khi góc nhìn của người lớn vốn đã bị đóng khung, rập theo khuôn mẫu chung của xã hội. ( Trong khi kể, chú ý kết hợp miêu tả sự việc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả). * Kết bài: Nêu kết cục và cảm nghĩ của người kể. B, Cách làm các dạng văn bài văn tự sự. Đề 1. Em hãy kể lại những kỉ niệm sâu sắc của ngày khai trường đầu tiên * Dàn ý. a. Mở bài. - Cảm nhận chung: Trong đời học sinh, ngày khai trường đầu tiên bao giờ cũng để lại dấu ấn sâu đậm nhất. b. Thân bài. - Đêm trước ngày khai trường. + Em chuẩn bị đầy đủ sách vở, quần áo mới. + Tâm trạng nôn nao, háo hức lạ thường. - Trên đường đến trường. + Tung tăng đi bên cạnh mẹ, nhìn thấy cái gì cũng thấy đẹp đẽ, đáng yêu( bầu trời, mặt dất, con đường, cây cối, chim muông...) + Thấy ngôi trường thật đồ sộ, còn mình thì quá nhỏ bé. + Ngại ngùng trước chỗ đông người. + Được mẹ động viên nên mạnh dạn hơn đôi chút. - Lúc dự lễ khai trường. + Tiếng trống vang lên giòn giã, thúc giục. + Lần đầu tiên trong đời, em được dự một buổi lễ long trọng và trang ngghiêm như thế. + Ngỡ ngàng và lạ lùng trước khung cảnh ấy. + Vui và tự hào vì mình đã là học sinh lớp Một. + Rụt rè làm quen với các bạn mới. -GVCN bố trí chỗ ngồi ? (gần một bạn nữ học giỏi , chăm nhưng ít nói và nghiêm nghị quá ; lại thường xuyên dò bài tôi lúc 15 phút đầu giờ ! ) -Sắp xếp tôi ngồi như vậy, có lẽ để tôi hạn chế những thói hư tật xấu của tôi chăng ? -Thái độ học ở trường ? (làm kiểm tra thường quay cóp; GVCN đã nhiều lần nhắc nhở và phân công “bạn ấy “ theo dõi báo cáo lại. -Suy nghĩ lúc đó ? (tự ái khi bị kìm kẹp bởi một đứa con gái ; càng tức giận hơn khi bạn ấy cứ lằn nhằn bên tai tôi những lời góp ý khuyên can về việc học hành . . .) b/ Diễn biến sự việc gây nên lỗi lầm : -Tìm cách trả thù ? (phải tìm cách nào cho “bạn ấy “ sợ không dám báo cáo với GVCN mà còn thành khẩn cho tôi xem bài khi làm kiểm tra ) -Thời cơ đã đến ? (Hôm ấy , có tiết kiểm tra Văn . Cả lớp chuẩn bị lấy giấy làm bài .Bỗng một tiếng thét thất thanh vang lên, liền sau đó một thân người ngã quị .”Người bạn nữ “ ngồi cạnh tôi bất tỉnh .Dưới chân bạn ấy, một con rắn nhỏ đã bị dập đầu nằm sóng soài ). -Tình hình lúc ấy như thế nào ? (Tôi ngồi thừ người ra bất động ; Cả lớp cuống cuồng lo cho bạn ấy .Người thì đánh dầu, kẻ bóp tay chân nhưng bạn ấy vẫn không tỉnh .Cuối cùng, nhà trường phải đưa bạn ấy vào bệnh viện; Hình ảnh thảm thương của người bạn ấy cứ ám ảnh tôi trên suốt đường về nhà. c/ Tâm trạng, suy nghĩ sau sự việc trên : -Hôm sau, bạn ấy phải nghỉ học vài hôm để tĩnh dưỡng. Lòng tôi chợt buồn, nhớ và hồi hộp lo âu . . . -Tôi có cảm giác như các bạn đang nhìn về phía tôi ,đang trút nỗi căm giận về tôi ; Chưa bao giờ tôi thấy buồn và trống vắng như thế; Lần đầu tiên tôi hiểu thế nào là sự dày vò day dứt của lương tri. -Tôi thu hết can đảm nhận tội trước lớp và nhận sự trừng phạt của GVCN . -Sự ân cần bao dung của cô chủ nhiệm, của lớp, đặc biệt là của bạn ấy càng khiến tôi ân hận nhiều hơn . -Từ đó , tôi thầm hứa chuyên tâm học hành; Cuối năm vươn lên đạt khá, giỏi xứng đáng với sự tin yêu của thầy cô và bạn bè; Tôi và bạn ấy trở thành đôi bạn thân cho đến bây giờ. Đề 5 . Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học. Dàn ý : a) Yêu cầu chung về kĩ năng làm bài - Viết bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Bài viết có bố cục ba phần. b) Yêu cầu về nôi dung kiến thức Mở bài - Có thể dẫn dắt bằng một đôi câu thơ hay bài hát "Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt tay đến trường,... " - Ngày đầu tiên đi học luôn là ngày để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng chúng ta. Thân bài Cảm xúc, tâm trạng cúa tôi trong đêm trước khi ngày mai đi học - Chộn rộn, háo hức đến lạ. - Chuẩn bị đầy đủ quần áo, cặp sách,... sẵn sàng cho ngày mai đi học. - Lo lắng, trằn trọc, khó ngủ. - Đã đi ngủ sớm nhưng vẫn không chợp mắt được vì mải lo nghĩ đến ngày mai sẽ ra sao? a. Ngày dầu tiên đến trường. Trên đường đến trường - Sau khi mặc đồng phục, cả nhà chụp một tấm hình làm ki niệm “Ngày đầu tiên tôi đi học”. - Mẹ dắt tay tôi đi học với tất cả sự háo hức tràn đầy niềm vui. - Con đường quen thuộc sao mà hôm nay bỗng nhiên thấy cái gì cũng lạ lẫm. Con đường, hàng cây, tiếng chim hót, đường phố xe cộ đông đúc qua lại,.. tất cả đều lạ lẫm - Nhìn xung quanh, tôi nhận thấy cùng cỏ nhiều bạn giống mình, cũng lần đầu tiên đến trường với biết bao điều thú vị. b.Khi tới trường Đứng trước cổng trường: Cổng trường to lớn, hàng cây thật đẹp, bảng tên trường rất to và nghe sao thật hay... tôi như bị choáng ngợp. Mẹ dắt tôi vào trường, còn tôi trong lòng xiết bao hồi hộp, lo lắng. - Bước vào sân trường: Sân trường thật rộng lớn, từng dãy phòng học khang trang, đẹp đẽ khiến tôi thật thích thú. - Xếp hàng: Mẹ buông tay tôi và bảo tôi vào xếp hàng với các bạn theo sự điều động của nhà trường. - Cảm xúc của tôi lúc này mắt rơm rớm nước mắt vì lo sợ mẹ sẽ bỏ mình, bấu – Diễn biến của câu chuyện như thế nào? – Điều đáng nhớ nhất trong câu chuyện ấy là gì? * Chú ý: – Bài viết cần tự nhiên, chân thành. – Các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận là việc tái hiện những tình cảm, cảm xúc của mình khi kể lại câu chuyện và những suy nghĩ chân thực, sâu sắc về tình cảm thầy trò. – Khi kể, cũng cần kết hợp với các yếu tố miêu tả (hình dáng, trang phục, giọng nói), yếu tố biểu cảm để bài văn sinh động hơn. II – Dàn ý: 1. Mở bài: – Không khí tưng bừng đón chào ngày 20 – 11 ở trong trường lớp, ngoài xã hội. – Bản thân mình: Nghĩ về thầy cô giáo và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm không thể nào quên. 2. Thân bài: – Giới thiệu về kỉ niệm (câu chuyện): + Đó là kỉ niệm gì, buồn hay vui, xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào? – Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm): + Kỉ niệm đó liên quan đến thầy(cô) giáo nào? + Đó là người thầy (cô) như thế nào? + Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy (cô). + Tình cảm, thái độ của học sinh đối với thầy cô. – Diễn biến của câu chuyện: + Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện? + Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc. – Câu chuyện kết thúc như thế nào? Suy nghĩ sau câu chuyện: Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn, trong suy nghĩ: Tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến của bản thân đối với thầy (cô). 3. Kết bài: Câu chuyện là kỉ niệm, là bài học đẹp và đáng nhớ trong hành trang vào đời của tuổi học trò. - Con chó là giống chó Nhật. - Nó cao to và khỏe mạnh. - Nó có bộ lông đen có vài đốm vàng vàng. - Mắt nó đen long. - Miệng lúc nào cũng lè lưỡi rất dễ thương. - Cái đuôi bao giờ cũng ngheo ngẩy. 2. Kỉ niệm với con vật nuôi - Một lần em dắt nó đi dạo công viên. - Tụi em đang ngồi chơi ở bãi cỏ thì nghe tiếng kêu “cướp. cướp.” - Em hốt hoảng đứng dậy xem. - Không biết tự lúc nào Mít đã lao tới và cắn tên cướp. - Mọi người vây quanh đánh tên cướp và lấy lại túi xách cho một bà cụ. - Ai cũng trầm trồ con chó này ngoan và giỏi. - Lúc đó em cảm thấy rất tự hào về Mít. 3. Con chó có những tính cách như thế nào: - Ăn rất nhiều. - Thích đi dạo. - Nó vừa là người bạn chia ngọt sẻ bùi vừa là người vệ sĩ trung thành của em. III. Kết bài: - Nêu cảm nghĩ của em về con chó - Em sẽ chăm sóc nó như thể nào để nó tốt hơn. Lấy ví dụ là CON MÈO I. MỞ BÀI - Dẫn dắt vào hoàn cảnh nào em có được chú mèo? (được tặng nhân dịp sinh nhật, nhặt ngoài đường đem về nuôi,...) - Chú mèo này tên Mi Mi, trông chú rất dễ thương II. THÂN BÀI 1. Miêu tả CON MÈO - Vóc dáng, ngoại hình: + Thân hình: Dài, trông như một trái đu đủ. + Bộ lông: Có ba màu: Trắng, cam, đen (tam thể) trông rất đẹp. + Đôi mắt: Tinh anh, nhìn rõ dù cho trong bóng đêm. + Hàm răng: Những chiếc răng sắc nhọn, trông rất đáng sợ khi mà nó nhe ra. + Đôi chân: Có một lớp thịt dưới bàn chân của mèo để giúp nó đi nhẹ nhàng và không gây ra tiếng động. + Đôi tai: Hay vểnh như nghe ngóng điều gì đó. + Bộ râu: Là kênh ra-đa, trông rất đáng yêu.
File đính kèm:
chuyen_de_van_tu_su_lop_8.docx