Chuyên đề Văn thuyết minh Lớp 8
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Văn thuyết minh Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Văn thuyết minh Lớp 8

CHUYÊN ĐỀ VĂN THUYẾT MINH Trong chương trình Ngữ văn lớp 8 học kì 1, ngoài văn tự sự học sinh còn được học văn thuyết minh. Theo đó, trong một bài văn thuyết minh, có 2 yếu tố học sinh cần nắm chắc. Một là đối tượng thuyết minh: nó có thể là đồ vật, con vật, cây cối, sự việc, con người, tác phẩm, thể loại văn học Hai là về thông tin thuyết minh: học sinh có thể quan sát trực tiếp đối tượng để tìm ra đặc điểm, tính chất của chúng. Đối với những đối tượng không thể quan sát thì ta phải dựa vào nguồn tư liệu, sách vở để tham khảo. Yêu cầu thông tin trong bài văn thuyết minh phải chính xác, đầy đủ những đặc điểm tiêu biểu và đặc trưng nhất. Ngoài ra, sự mới mẻ để bài viết cuốn hút người đọc là điều học sinh cần lưu ý. Bài văn thuyết minh không chỉ đơn thuần là liệt kê các đặc điểm, tính chất của đối tượng mà cần có yếu tố sáng tạo để tạo sự khác biệt cho bài văn. A. Những kiến thức cơ bản. 1. Khái niệm văn thuyết minh. Văn thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,... của các hiện t- ượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. tài liệu Thu Nguyễn 2. Mục đích của văn bản thuyết minh. Đem lại cho con người những tri thức chính xác, khách quan về sự vật, hiện t- ượng để có thái độ, hành động đúng đắn. 3. Tính chất của văn bản thuyết minh. Tri thức chuẩn xác, khách quan, hữu ích 4. Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh. Có tính chính xác, cô đọng, chặt chẽ, sinh động. 5. Các bước làm bài văn thuyết minh. _ Xác định đối tượng thuyết minh. _ Tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh bằng cách quan sát trực tiếp hoặc tìm hiểu qua sách báo, vô tuyến truyền hình hay các phương tiện thông tin đại chúng khác. Dạng 1: Thuyết minh về một thứ đồ dùng. Ví dụ: + Giới thiệu về chiêc kính. Dạng 2: Thuyết minh về một cách làm. Ví dụ: Giới thiệu cách làm món nộm. Dạng 3: Thuyết minh về một thể loại văn học. Ví dụ: + Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. + Thuyết minh về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Dạng 4: Thuyết minh về một tác giả, tác phẩm văn học. Ví dụ: Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi. Dạng 5: Thuyết minh về một di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh. Ví dụ: + Giới thiệu về vịnh Hạ Long. + Giới thiệu về chùa Một Cột. + Giới thiệu về đền Hùng. + Giới thiệu về hồ Hoàn Kiếm. 2. Thân bài: a, Nguồn gốc: - Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nắng lắm, mưa nhiều vì vậy từ lâu chiếc nón lá đã trở thành người bạn không thể thiếu đối với người nông dân đặc biệt là người phụ nữ. - Chiếc nón lá đã xuất hiện từ rất lâu trong đời sống của người dân Việt Nam. Chúng ta bắt gặp hình ảnh chiếc nón lá được khắc trên trống đồng Ngọc Lũ cách đây khoảng 2500 năm trước công nguyên. b, Hình dáng, màu sắc của nón. - Hiện nay có rất nhiều loại nón như nón thúng quai thao, nón lá,nhưng chiếc nón lá có dạng hình chóp vẫn là phổ biến nhất. Nó được làm từ lá nón, lá móc, vành tre và chỉ cước để khâu. - Nón có màu trắng. c, Nguyên liệu làm nón. - Để làm ra được chiếc nón đẹp người thợ phải mất rất nhiều công từ việc chọn lá, phơi lá, chuốt vành, khâu nón rồi đường kim, mũi chỉ phải đạt được sự khéo léo, tinh xảo. Lá nón phải chọn lá bánh tẻ bởi lá non thì yếu, lá già thì rễ rách. Lá vừa là lá có độ màu trắng sữa, gân lá màu xanh nhẹ, mặt lá bóng mướt.. Để đạt tiêu chuẩn đó lá phải được xử lí đúng kĩ thuật: là sau khi lấy về cần được sấy khô bằng củi than sau đó đem phơi sương từ 2-4 giờ, sau đó là lá cho phẳng rồi cắt bớt phần đầu, phần đuôi còn 50cm là được. tài liệu Thu Nguyễn d, Cách làm nón, các phần của chiếc nón. - Vành nón được làm bằng cật tre chẻ nhỏ, vuốt tròn, nhẵn, sau đó uốn thành vòng tròn nối hai đầu bằng sợi cước nhỏ. - Đưa nón lên khung gồm 16 vành, vành nhỏ nhất là ở chóp nón khoảng 1cm, càng xuống thấp vành nón càng lớn. - Khi dùng xong phải cất vào chỗ bóng râm hoặc để lên cao không phơi ngoài nắng sẽ làm cong vành, lá nón giòn và ố vàng làm mất tính thẩm mĩ và giảm độ bền của nón khiến nón dễ hỏng. h, Nón là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Nón lá là nét đẹp, duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam mà không phải đất nước nào cũng có được. 3. Kết bài: Khẳng định vị trí, giá trị của chiếc nón lá Việt Nam trong cuộc sống hôm nay và mai sau ***Tham khảo bài viết sưu tầm: Xã hội ngày càng phát triển, đã có nhiều loại mũ, nón mới ra đời song chiếc nón lá vẫn giữ nguyên được những giá trị tốt đẹp của mình và trở thành niềm tự hào của văn hoá dân tộc. Nón lá là hình ảnh bình dị, thân quen gắn liền với tà áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Từ xưa đến nay, nhắc đến Việt Nam du khách nước ngoài vẫn thường trầm trồ khen ngợi hình ảnh chiếc nón lá – tượng trưng cho sự thanh tao của người phụ nữ Việt. Nón lá đã đi vào ca dao, dân ca và làm nên văn hóa tinh thần lâu đời của Việt Nam. Bạn có còn nhớ trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm, chiếc nón lá hiện lên rất tự nhiên, gần gũi: Sao anh không về thăm quê em Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên Bàn tay xây lá, tay xuyên nón Mười sáu vành, mười sáu trăng lên Như vậy mới thấy được rằng nón là là biểu tượng cho sự dịu dàng, bình dị, thân thiện của người phụ nữ Việt từ ngàn đời nay. Chiếc nón lá ra đời từ rất lâu, khoảng 2500-3000 năm TCN. Lịch sử hình thành và lưu giữ cho đến ngày nay đã chứng tỏ được sự bền vững của sản phẩm này. Chiếc nón lá hiện diện trong cuộc sống hằng ngày của người dân việt, đặc biệt là người phụ nữ; hiện diện trong những lời kể của bà, của mẹ và hiện diện trong các cuộc thi gìn giữ nét đẹp văn hóa. Nhắc đến nón lá thì chắc chắn mọi người sẽ nghĩ đến ngay đến Huế, mảnh đất nên thơ, trữ tình có tà áo dài và nụ cười duyên của cô gái Huế. Huế cũng được biết là nơi sản xuất nón lá với nhiều thương hiệu nổi tiếng. Những làng nghề làm ............................................................................................................... Đề 2: Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam. **Lập dàn ý chi tiết: 1. Mở bài: - Đã từ lâu, áo dài là hình ảnh quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam gắn bó thân thiết với chiếc áo dài. - Chiếc áo dài Việt Nam là loại trang phục truyền thống thể hiện được giá trị văn hoá của người phụ nữ. 2. Thân bài: a. Nguồn gốc: Aó dài là trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt nam. Cho đến nay vẫn chưa ai biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Ngược dòng thời gian, tìm về cội nguồn hình ảnh chiếc áo dài với hai tà áo thướt tha đã được tìm thấy ở các hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm. Ban đầu còn thô sơ nhưng cũng rất đẹp, kín đáo. Chúng ta cũng biết đến ó dài thời vua chúa trong cung đình Huế. b. Cấu tạo: Aó dài gồm 3 phần: cổ áo, thân áo và tay áo. - Thân áo: có 2 tà là tà trước và tà sau được may cách chân khoảng 5-10cm. - Cổ áo: áo dài truyền thống đưuọc thiết kế cổ cao, ôm sát , tạo vẻ kín đáo cho người phụ nữ. Tuy nhiên, hiện nay với phong cách hiện đại thì cổ áo cũng được cách tân, người ta có thể may áo dài cổ tròn, cổ thuyền. - Tay áo không có cầu vai, may liền kéo dài từ cổ đến cổ tay. - Ngày nay, áo dài thường được may cách tân: tà áo có thể ngắn, dài theo sở thích của người mặc, tay áo cũng ngắn dài theo mùa nhưng nét đẹp vốn có của áo dài vẫn không hề bị thay đổi. - Áo dài thừng dược may ôm sát cơ thể để tạo vẻ mềm mại, uyển chuyển., trên thân áo thừng được trang trí những họa tiết khác nhau, chất liệu của ............................................................................................................ Đề 3: Thuyết minh về chiếc bút bi. Dàn ý chi tiết: 1. MỞ BÀI Giới thiệu khái quát về cây bút bi (là phát minh quan trọng, vai trò to lớn trong viết và rèn chữ,...). 2. THÂN BÀI * Giới thiệu nguồn gốc của bút bi: - Người phát minh: nhà báo Hungari Lazo Biro. - Thời gian phát minh: những năm 1930. - Lý do phát minh: phát hiện loại mực dùng in giấy rất nhanh khô, nghiên cứu để làm ra loại bút sử dụng loại mực này. * Cấu tạo cơ bản của bút bi: Chiếc bút bi có cấu tạo rát đơn giản, hình trụ, thon nhỏ ở phần dầu bút dài khoảng từ 14-18 cm, đừng kính khoảng 0,5 cm. Bút bi được cấu tạo bởi hai bộ phận chính: vỏ bút và ruột bút. - Vỏ bút: Là bộ phận bên ngoài được làm từ chất liệu nhựa cứng để bảo vệ bộ phận bên trong và cho người sử dụng dễ cầm, nắm, để thu hút được sự chú ý của người dùng. Nhà sản xuất thường tạo ra nhiều mẫu mã đa dạng, nhiều màu sắc phong phú. Trên vỏ bút được trang trí bằng những họa tiết, hoa văn đẹp và có. Vỏ bút hình ống trụ, dài14-15 cm. Đầu trên của bút còn có một chiếc quai cài thường dùng để cài vào túi áo hoặc sách vở cho tiện. - Phần quan trọng hơn của chiếc bút là ruột bút. Ruột bút được làm từ chất liệu nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước. Gắn với ống mực là ngòi bút. Ngòi bút được làm bằng kim loại không gỉ. Trên đầu ngòi bút được gắn một viên bi nhỏ. Mỗi khi viết, viên bi lăn tròn đẩy mực ra ngoài làm cho mực đều đặn hơn khi viết. Chúng ta đều mua và sử dụng bút bi như thế nhưng ít ai biết được nguồn gốc, xuất xứ của nó. Người xin cấp bằng sáng chế bút bi đầu tiên trên thế giới là một người thợ thuộc da người Mĩ tên là John Loud vào năm 1888 nhưng không được khai thác thương mại. Mãi cho đến năm 1938, một biên tập viên người Hungari tên là Laszlo Biro vì quá chán nản với việc sử dụng bút mực nên ông đã sáng chế ra cây bút bi viết bằng mực in báo khô nhanh và ngày 15 tháng 6, ông được cấp bằng sáng chế của Anh Quốc. Từ khi ra đời đến nay, bút bi không ngừng được cải tiến để phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Với các thương hiệu nổi tiếng như “Ba”, “Hoover", “Xeros” và đặc biệt là thương hiệu “Bic Cristal”. Từ năm 1940. ngày sinh nhật của Biro ngày 29 tháng 9 đã trở thành ngày của những nhà phát minh ra bút bi. Bây giờ thì các bạn đã biết ai là người phát minh ra bút bi và được ra đời vào năm nào rồi chứ? tài liệu Thu Nguyễn Để hiểu rõ hơn về bút bi, tôi sẽ nói qua về cấu tạo của nó. Nếu cây bút bi của bạn tháo ra được, bạn sẽ thấy được bên trong có một ống ruột. Trong ống ruột có một đoạn mực đặc. Phần dưới đầu bút có một viên bi rất nhỏ, chỉ từ không phẩy bảy đến một mi-li-mét. Viên bi này chuyển động lăn giúp mực in lên giấy khô và nhanh. Bút bi có rất nhiều loại khác nhau, có loại làm bằng nhựa cứng, có loại làm bằng kim loại màu,...và nhiều nguyên liệu khác. Loại làm bàng nhựa cứng thường được dùng một lần, đến hết mực rồi bỏ. Còn loại kim loại màu có giá thành cao hơn nhưng lại được thay mực và sử dụng lại nhiều lần. Nắp bút hi cùng rất đa dạng. Có dạng nắp rời ra, khi dùng tháo nắp gắn lên đầu, dùng xong đậy lại. Còn dạng nắp gắn liền với thân, khi dùng bấm nút để đẩy ngòi bút ra, không dùng bấm nút đẩy ngòi ngược vào trong. Bên cạnh đó, bút bi còn có rất nhiều kiểu khác, như là nắp bút xoay,... Mỗi năm, vào dịp chuẩn bị cho năm học mới, các hãng sản xuất bút bi ớ Việt Nam như “Thiên Long”, “Bến Nghé" lại đưa ra nhiều mẫu mã mới từ đơn giản đến cầu kì để đáp ứng cho người tiêu dùng. Muốn sử dụng bút bi bền lâu, ta cần phải biết cách sử dụng và bảo quản bút bi. Khi viết, chúng ta phải để bút hơi nghiêng từ 40 đến 60°, đặc biệt tránh vừa nằm vừa viết. Khi dùng xong, cần phải đậy nắp lại ngay để tránh bút rớt làm hư đầu bi. Vì đầu bi là bộ phần quan trọng nhất của bút nên nếu hư đầu bi thì bút sẽ không dùng được. Phải để bút luôn nằm ngang để mực luôn lưu thông trong ống. Tôi sẽ chỉ cho các bạn một mẹo nhỏ để sử dụng bút bi. Khi để bút lâu không dùng mực trong ống sẽ bị khô, đừng vội bỏ cây bút mà hãy bỏ bút vào
File đính kèm:
chuyen_de_van_thuyet_minh_lop_8.docx