Chuyên đề Văn nghị luận - Ngữ văn Lớp 8

docx 83 trang thanh nguyễn 17/07/2025 110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Văn nghị luận - Ngữ văn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Văn nghị luận - Ngữ văn Lớp 8

Chuyên đề Văn nghị luận - Ngữ văn Lớp 8
 CHUYÊN ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN 
 ÔN TẬP VĂN BẢN: NƯỚC ĐẠI VIỆT TA ( NGUYỄN TRÃI)
I, KIẾN THỨC CƠ BẢN
 1. Tác giả: 
 - Nguyễn Trãi (1380 -1442) hiệu là Ức Trai, con của Nguyễn Phi Khanh, quê gốc 
 ở Chí Linh, tỉnh Hải Dương, 
 - Ông là nhà yêu nước anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
 2. Văn bản
a, Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”: ra đời trong không khí hào 
hùng của ngày vui đại thắng (1428), sau 10 năm k/c chống quân Minh xâm lược. 
Tác phẩm có ý nghĩa trọng đại như một bản tuyên ngôn.
* Đoạn trích: Nằm trong phần mở đầu của t/phẩm.
b, Phương thức biểu đạt: Nghị luận
c, Bố cục:
 + Hai câu đầu: Tư tưởng nhân nghĩa
+ Tám câu tiếp: Chân lý chủ quyền, độc lập dân tộc Đại Việt
+ Sáu câu còn lại: Sức mạnh của nhân nghĩa, của chủ quyền dân tộc.
d, Giá trị nghệ thuật: 
- Sử dụng từ ngữ thể hiện tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của nước Đại Việt 
độc lập tự chủ
- Sử dụng phép so sánh, đối lập, đặt Đại Việt ngang hàng với Trung Quốc.
- Câu văn biền ngẫu ngắn, mạnh như lời hùng biện đanh thép.
- Biện pháp liệt kê các dẫn chứng cụ thể, các yếu tố xác định tư cách độc lập của dân 
tộc Đại Việt.
- Kết hợp giữa lí lẽ và thực tế
e, Giá trị nội dung: Nước Đại Việt ta thể hiện quan niệm, tư tưởng tiến bộ của 
Nguyễn Trãi về Tổ Quốc, đất nước và có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập.
II, LUYỆN TẬP
A, DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì?
 Câu 6: Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc tác giả đã đưa ra những yếu 
 tố nào? Yếu tố nào tác giả đưa lên đầu tiên? Tại sao?
 Câu 7: Tìm những từ ngữ, biện pháp nghệ thuật tác giả sử dụng trong đoạn 
 thơ đó? Tác dụng?
 Câu 8: Ở bài “Nước Đại Việt ta” đã tiếp nối và phát triển những yếu tố nào 
 so với bài “ Sông núi nước Nam”?
 Câu 9: Vì sao Bình Ngô đại cáo được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên 
 của dân tộc Việt Nam?
 Câu 10: Từ nội dung của đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn ( 5-
 7 câu) nêu suy nghĩ của em về vấn đề được gợi ra trong đoạn trích?
 Gợi ý:
 Câu 1: 
 - Tác giả: Nguyễn Trãi
 - Thể loại: Cáo
 - Cáo: Thể văn NL cổ được vua, chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày 1 chủ 
 trương hay công bố kết quả 1 sự nghiệp để mọi người cùng biết. Được viết 
 bằng văn biền ngẫu.
Câu 2: 
 - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
 - Thời gian sáng tác:Năm 1428, sau khi quân ta đại thắng quân Minh
Câu 3: Nội dung chính của đoạn trích: Niềm tự hào của tác giả về nước Đại 
Việt bao gồm không chỉ cương vực, địa phận mà cả những giá trị tinh thần như văn 
hóa, truyền thống lịch sử, phong tục, văn hiến. sánh ngang cùng với triều đại 
phong kiến phương Bắc. - Nước Đại Việt ta tiếp nối 2 yếu tố trên và bổ sung 3 yếu tố: 
 + Văn hiến;
 + Phong tục tập quán;
 + Truyền thống lịch sử. 
Câu 9: 
- Ý thức về nền độc lập dân tộc( Sông núi nước Nam) được xác định trên hai 
phương diện: lãnh thổ( Sông núi nước Nam) và chủ quyền (| Vua Nam ở)
- Bình Ngô đại cáo ý thức dân tọc cao hơn, sâu sắc và toàn diện nhiều hơn. Ngoài 
hai yếu tố lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ 
sung bằng các yếu tố mới, đầy ý nghĩa. Đó là văn hiến lâu đời, phong tục tập quán 
riêng, truyền thống lịch sử anh hùng “ bao đời xây nền độc lập”. 
Câu 10: 
 • Câu mở đoạn: Đoạn trích trên đã khẳng định niềm tự hào của tác giả về sự 
 trường tồn độc lập có chủ quyền cuả dân tộc Việt Nam. 
 • Các câu khai triển:
 - Ngày nay, chúng ta được sống trong một đất nước độc lập chủ quyền là 
 niềm tự hào, là niềm hạnh phúc của mọi người.
 - Để có cuộc sống hòa bình như ngày nay ông cha ta đã đánh đổi bằng mồ 
 hôi, nước mắt, sương máu thậm chí là tính mạng.
 - Thế hệ chúng ta cần phải biết ơn thế hệ cha ông đã mạng lại cuộc sống 
 hòa bình đó.
 - Vậy chúng ta cần làm gì để xứng đáng với sự hi sinh của cha ông? Chúng 
 ta cần phải học tập tốt, rèn luyện đạo đức tốt để trở thành người có ích cho 
 đất nước để xứng đáng với sự hi sinh đó. Đồng thời, chúng ta cũng cần bồi 
 đắp ý thức, trách nhiệm để gìn giữ sự bình yên và xây dựng Tổ Quốc ta 
 ngày càng giàu đẹp. Câu 5: Ý nghĩa: Nước ta là đất nước có nhiều nền văn hiến lâu đời, có chủ quyền 
riêng, có phong tục riêng, lịch sử riêng, kẻ xâm lược là kẻ phản nhân nghĩa nhất định 
sẽ thất bại.
Câu 6: 
 • Mở đoạn: Được sống trong hòa bình, tự do thế hệ trẻ cần có trách nhiệm gì 
 với đất nước hôm nay?
 * Thân đoạn: 
 - Chúng ta cần khắc sâu công ơn của các thế hệ đi trước, bảo vệ, giữ gìn nền 
 hòa bình, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ.
 - Đưa nước ta sánh ngang tầm các nước phát triển trên thế giới, nâng cao vị 
 thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
 - Học tập trau dồi kiến thức, kĩ năng, ( nhất là học ngoại ngữ), rèn luyện thể 
 chất để có sức khỏe trí tuệ.
 - Sống chủ động, tự lập phát huy thế mạnh của người Việt: cần cù, chăm chỉ, 
 đoàn kết, nhân ái, ham học hỏi, ...tránh xa sự lười biếng ỷ nại ích kỉ, đố kị.
 - Đề cao cảnh giác và tỉnh táo trước những âm mưu chống phá nhà nước của 
 các thế lực thù địch; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; sẵn sàng chiến đấu 
 khi Tổ Quốc cần...
 - Không nên ăn chơi sa đọa, tham gia vào các tệ nạn xã hội, chìm trong sự 
 hưởng thụ mà sống một cuộc đời mờ nhạt, không có mục tiêu.
 - Cần rèn luyện thể chất, bồi dưỡng kiến thức, kí năng, nâng cao trình độ để 
 thực hiện sứ mệnh cao cả của tuổi trẻ đối với đất nước.
 * Kết đoạn: Tóm lại, mỗi chúng ta , đặc biệt là tuổi tẻ cần phải có trách nhiệm 
 với đất nước để góp phần giữ vững nền hòa bình và xây dựng đất nước phát triển.
B, DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN
 Đề bài 1: Qua văn bản “Nước Đại Việt ta” em hãy làm sáng tỏ tư tưởng nhân 
 nghĩa và lòng tự hào tự tôn dân tộc của Nguyễn Trãi?
 Dàn bài(hướng dẫn) 
 1, Mở bài: 
 - Giới thiệu khái quát về tác giả, văn bản
 - Trích dẫn nhận định “Bình Ngô đại cáo” ra đời sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh 
tan bè lũ xâm lược nhà Minh. Bài cáo ra đời bố cáo với toàn thiên hạ chiến thắng 
của dân tộc, khẳng định nền độc lâp tự chủ của nước nhà đồng thời cảnh tỉnh ý thức 
của binh lính nhà Minh về cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược nước ta.
Văn bản Nước Đại Việt ta là phần mở đầu của bài cáo. Tuy ngắn gọn nhưng đoạn 
trích nêu lên những tiền đề cơ bản, làm nổi bật những quan điểm tích cực, có ý nghĩa 
then chốt đối với nội dung của toàn bài. Những tiền đề đó là chân lí về nhân nghĩa 
và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
Văn bản được mở đầu bằng những lời văn đầy nhân nghĩa:
 “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
 Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là 
làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải 
diệt trừ bọn tàn bạo. Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại 
Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái 
niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, 
dân tộc. Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác, đó chính 
là bọn giặc Minh nói riêng và bề lũ xâm lược nói chung.
Đoạn trích được nối tiếp bằng những dòng văn đầy tự hào:
 “Như nước Đại Việt ta từ trước
 Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
 Núi sông bờ cỡi đã chia
 Phong tục Bắc Nam cũng khác
 Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời xây nên độc lập
 Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
 Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
 Song hào kiệt đời nào cũng có” những câu văn biền ngẫu, chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung 
nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn.
 Với tư cách là phần văn bản mở đầu áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại 
cáo” của Nguyễn Trãi, văn bản “nước Đại Việt ta” đã khẳng định lí tưởng yêu nước, 
thương dân của những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Hơn thế, đoạn trích 
còn khẳng định vị thế dân tộc trên nhiều phương diện, từ đó thể hiện lòng tự hào dân 
tộc vô bờ của tác giả.
Đề bài 2: Nước Đại Việt ta là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Hãy viết bài 
giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và làm sáng tỏ nội dung nhận 
xét trên.
Gợi ý làm bài
– Bài viết này kết hợp cả văn giới thiệu (thuyết minh) và văn nghị luận (chứng 
minh). Có hai nội dung cần thuyết minh là : về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác 
phẩm, về văn nghị luận, cần làm sáng tỏ nội dung bao trùm lên đoạn trích Nước 
Đại Việt ta là lòng tự hào dân tộc.
a) Nêu được tác giả bài văn này là Nguyễn Trãi (1380 – 1442) – người đã từng sát 
cánh cùng Lê Lợi lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh ; người có công lao 
to lớn với cuộc kháng chiến chống giặc Minh, nhưng sau này bị chết một cách oan 
nghiệt. Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới, đồng 
thời là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
b) Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Bình Ngô đại cáo, trong đó có đoạn trích 
Nước Đại Việt ta. Bài đại cáo này là do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo 
sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh vừa kết thúc (năm 1428) để tuyên bố 
chiến thắng vừa giành được.
c) Về nội dung nhận xét cần làm sáng tỏ, cần nêu được các ý sau :
– Tự hào về dân tộc đã có một nền văn hiến, một truyền thông văn hoá tốt đẹp, lâu 
đời (Như nước Đại Việt ta từ trước – Vốn xưng nền văn hiến đã lâu).
– Tự hào về một đất nước có lãnh thổ riêng, phong tục tập quán riêng (Núi sông bờ 
cõi đã chia – Phong tục Bắc Nam cũng khác).

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_van_nghi_luan_ngu_van_lop_8.docx