Chuyên đề Văn bản nhật dụng - Ngữ văn Lớp 9

docx 28 trang thanh nguyễn 17/07/2025 100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Văn bản nhật dụng - Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Văn bản nhật dụng - Ngữ văn Lớp 9

Chuyên đề Văn bản nhật dụng - Ngữ văn Lớp 9
 CHUYÊN ĐỀ 4
 VĂN BẢN NHẬT DỤNG – KỊCH
 Tiết 1 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 -Lê Anh Trà-
A- TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN 
1- Tác giả
 Nhà báo Lê Anh Trà
2- Tác phẩm 
a) Xuất xứ : Phong cách Hồ Chí Minh là một phần bài viết Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ 
đại gắn với cái giản dị của tác giả Lê Anh Trà, trích trong cuốn Hồ Chí Minh và văn hóa Việt 
Nam (Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội 1990).
b) Nội dung : 
 - Bài Phong cách Hồ Chí Minh chủ yếu nói về phong cách làm việc, phong cách sống 
của Người. Cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòa giữa 
tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
 - Bài thuộc chủ đề về sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy 
nhiên nó không chỉ mang ý nghĩa cập nhật mà còn có ý nghĩa lâu dài. Bởi lẽ học tập, rèn luyện 
theo phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thiết thực, thường xuyên của các thế hệ người Việt 
Nam, nhất là lớp trẻ.
 - Văn bản nói về hai nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh :
 + Kết hợp giữa bản sắc văn hóa dân tộc bền vững với hiểu biết sâu rộng tinh hoa văn 
hóa thế giới :
 -> Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa thế giới bằng nhiều con đường (đi nhiều nơi, 
làm nhiều nghề, học hỏi nhiều thứ tiếng ...)
 -> Người tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài (không chịu ảnh 
hưởng một cách thụ động, tiếp thu mọi cái hay cái đẹp, phê phán những hạn chế tiêu cực, trên 
nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu ảnh hưởng quốc tế).
 + Lối sống hết sức giản dị, thanh đạm nhưng cũng rất thanh cao. Đó là “Một lối sống 
rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”:
 -> Ở cương vị lãnh đạo cao nhất Hồ Chí Minh có lối sống vô cùng giản dị (nơi ở, nơi 
làm việc đơn sơ, trang phục hết sức giản dị, ăn uống đạm bạc)
 -> Cách sống giản dị, đạm bạc của Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng 
(không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong nghèo khó, không phải là 
tự thần thánh hóa cho khác đời, hơn đời, mà là cách sống có văn hóa với quan niệm : cái đẹp 
là sự giản dị tự nhiên).
 -> Nét đẹp của lối sống dân tộc của Hồ Chí Minh gợi nhớ tới cách sống của các vị hiền 
triết (Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi).
c) Nghệ thuật 
 - Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen giữa lời kể là lời bình luận một cách tự nhiên 
(có thể nói ít có vị lãnh tụ nào ... cổ tích).
 - Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu (dẫn chứng trong văn bản)
 - Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc sự gần gũi giữa 
Bác với các bậc hiền triết dân tộc.
 - Sử dụng nghệ thuật đối lập : vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn 
hóa nhân loại mà hết sức Việt Nam. Đề 2 :
 Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa hội nhập với thế giới như hiện nay, việc học 
tập phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào ?Từ ý nghĩa đó em cần học tập và rèn 
luyện như thế nào ?
Gợi ý :
 Yêu cầu HS viết thành bài văn nêu và phân tích những suy nghĩ, cảm nhận của mình, 
trong đó đảm bảo các ý chính sau :
 - Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa hội nhập với thế giới, một vấn đề được đặt 
ra và cần giải quyết tốt đó là tiếp thu tinh hoa văn hóa, văn minh của nhân loại, của thế giới, 
đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đó là một nhiệm vụ to lớn và không 
dễ dàng. Phong cách Hồ Chí Minh là một tấm gương về phương diện này. Vì thế việc học tập 
phong cách Hồ Chí Minh sẽ giúp cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, có được một bài học 
sinh động về việc kết hợp tinh hoa văn hóa thế giới với bản sắc văn hóa dân tộc.
 - Em nhận thức được thế nào là lối sống có văn hóa, thế nào là “mốt”, là hiện đại trong 
ăn mặc nói năng ... 
 ----------------------------------------
Tiết 2
 ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH
 (G. Mác – két)
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tác giả:
 - Ga-bri-en- Gác-xi-a Mác- két là nhà văn Cô-lôm-bi-a, sinh năm 1928.
 - Ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết và nhiều tập truyện ngắn theo khuynh hướng hiện 
thực huyền ảo.
 - "Trăm năm cô đơn "(1967) là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng từng được giải và giới phê bình 
văn học đánh giá là một trong những cuốn sách hay nhất thế giới trong những năm 60 của thế 
kỷ XX.
 - Năm 1982 , Mác -két được tặng giải thưởng Nô- ben về văn học.
2. Tác phẩm:
a) Nội dung
 - Văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" trích từ bài tham luận nổi tiếng của 
G.Mác-két tại hội nghị của các nguyên thủ của sáu nước thuộc các châu lục Á, Âu, Phi, Mĩ- 
La tinh vào tháng 8 năm 1986, tại Mê -hi-cô.
 - Văn bản chỉ rõ nguy cơ khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân và cuộc chạy đua vũ trang 
đang đe dọa toàn thể loài người cũng như mọi sự sống trên trái đất. Vì thế nhiệm vụ của tất cả 
mọi người là ngăn chặn nguy cơ đó, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
 - Nội dung của văn bản được triển khai bằng một hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ 
:
 + Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ, có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hành 
tinh khác trong hệ mặt trời. * Dàn bài 
 1- Mở bài
 - Trong thời đại ngày nay, điều đáng lo ngại nhất của thế giới chính là cuộc chạy đua vũ 
trang hạt nhân giữa các cường quốc.
 - G. Mác-két là nhà văn nổi tiếng của Cô-lôm-bi-a. Ông đã viết bài Đấu tranh cho một 
thế giới hòa bình để kêu gọi toàn nhân loại đoàn kết ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, bảo vệ 
hòa bình và sự sống trên trái đất.
 2- Thân bài:
 a) Cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân :
 - Tác giả đưa ra một con số khủng khiếp để cụ thể hóa nguy cơ đó :
 + Tính đến ngày 8/8/1986, 50.000 đầu đạn hạt nhân được bố trí khắp hành tinh.
 + Bình quân, mỗi người đang ngồi trên 4 tấn thuốc nổ.
 + Nếu tất cả nổ tung thì sẽ tan biến mọi dấu vết của sự sống trên trái đất.
 b) Sự chi phí đến mức vô nhân đạo của cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân: 
 - Chứng minh bằng hệ thống dẫn chứng tiêu biểu và toàn diện, có tính chất tương phản 
rất rõ:
 - Dự định của UNICEF về chương trình giải quyết các vấn đề cấp bách cho hơn 500 triệu 
trẻ em nghèo khổ trên khắp thế giới không thể thực hiện được vì không có đủ số tiền 100 tỉ đô 
la.
 - Số tiền này chỉ gần bằng chi phí bỏ ra cho 500 máy bay ném bom chiến lược của Mĩ và 
7000 tên lửa vượt đại châu.
 - Giá 100 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân đủ để thực hiện chương trình phòng 
bệnh trong 14 năm
 - Chỉ cần số tiền chế tạo 27 tên lửa MX là đủ cho các nước nghèo có thực phẩm dùng 
trong 4 năm 
 - 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân có giá trị tương đương với số tiền xóa nạn mù 
chữ cho toàn thế giới
 c) Lên án cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân là đi ngược lại lý trí của con người và quá 
trình tiến hóa của tự nhiên :
 - Sự bức xúc cao độ của nhà văn thể hiện qua lập luận sắc bén, đầy sức thuyết phục.
 - Từ lúc nhen nhóm sự sống trên trái đất cho đến nay, đã trải qua mấy trăm triệu năm.
 - Chỉ cần nhấn một nút hạt nhân là cả quá trình tiến hóa vĩ đại ấy trở về điểm xuất phát 
đầu tiên, có nghĩa là sự sống hoàn toàn bị tiêu diệt.
 d) Lời kêu gọi toàn nhân loại hãy đoàn kết chống chiến tranh hạt nhân :
 - Mọi người hãy đoàn kết, đồng thanh phản đối chiến tranh hạt nhân, đòi hỏi một cuộc 
sống hòa bình, hạnh phúc.
 3- Kết bài :
 - Bài viết chứa đựng ý nghĩa thời sự và nhân đạo to lớn, sâu sắc. * Dàn bài.
 1- Mở bài 
 - Giới thiệu về nhà văn G.Mác -két và nghệ thuật nghị luận của văn bản
 - Văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" có hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ, 
toàn diện, chứng cứ phong phú, cụ thể, so sánh có hiệu quả cao. Kết hợp lí lẽ sắc bén với tri 
thức phong phú, lòng nhiệt tình mạnh mẽ tác giả kêu gọi toàn nhân loại đoàn kết ngăn chặn 
chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình và sự sống trên trái đất.
 2- Thân bài
 - Cách lập luận của nhà văn hợp lí : Tác giả nêu nguy cơ, sức hủy diệt của chiến tranh hạt 
nhân trên nhiều phương diện khác nhau (hủy diệt tính mạng con người, hủy diệt toàn bộ sự 
sống.
 - Cuộc chạy đua vũ trang không những khiến loài người lâm vào tình trạng nghèo đói, 
khổ cực mà còn đi ngược lí trí con người, phản lại sự tiến hóa của tự nhiên.
 - Hệ thống lý lẽ gắn liền với hệ thống dẫn chứng phong phú, chính xác cụ thể đảm bảo 
tính thuyết phục cao.
 + Dẫn chứng về thời gian, địa điểm, con số.
 + Dẫn chứng so sánh trên các lĩnh vực xã hội, y tế, giáo dục, tiếp tế thực phẩm 
 + Dẫn chứng khoa học về nguồn gốc và sự tiến hóa của sự sống trên trái đất.
 + Lí lẽ sắc bén, tri thức phong phú, lòng nhiệt tình mạnh mẽ tác giả cảnh báo hiểm họa 
của chiến tranh hạt nhân.
 - Văn bản kết hợp nghị luận, yếu tố biểu cảm ->lời kêu gọi toàn nhân loại đoàn kết chống 
chiến tranh hạt nhân. Hội nghị quốc tế là nơi các đại biểu cất cao tiếng nói chống chiến tranh, 
đòi quyền được sống trong một thế giới hòa bình.
 3- Kết bài
 - Bài viết giàu sức thuyết phục bởi cách lập luận chặt chẽ khoa học, hệ thống dẫn chứng 
chính xác, chọn lọc.
 - Nhiệt huyết và cảm xúc chân thành của tác giả đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng tình 
cảm của người đọc khiến mọi người nhận ra hiểm họa chiến tranh hạt nhân là có thật, cần phải 
loại trừ nó ra khỏi đời sống của nhân loại.
 -------------------------------------------------
Tiết 3
 TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC
 BẢOVỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
A- TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN 
1- Giới thiệu về hoàn cảnh ra đời tác phẩm 
 Văn bản trích phần đầu bản “Tuyên bố” của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại 
trụ sở Liên Hợp quốc, Niu oóc ngày 30-9-1990, trong cuốn “Việt Nam và các văn kiện quốc 
tế về quyền trẻ em” (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997). - Văn bản có bố cục chặt chẽ, hợp lí. Bản thân các tiêu đề đã nói lên điều đó.
 - Sau hai mục đầu khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của mọi trẻ em 
trên thế giới, khẩn thiết kêu gọi toàn nhân loại hãy quan tâm đến vấn đề này, 15 mục còn lại 
được bố cục thành 3 phần. Mỗi phần được đặt tiêu đề rõ ràng, thể hiện tính chặt chẽ, hợp lí 
của văn bản. Phần Sự thách thức tuy ngắn gọn nhưng đủ và cụ thể. Phần Nhiệm vụ, các 
nhiệm vụ nêu ra vừa cụ thể, vừa toàn diện bao quát trên mọi lĩnh vực (y tế, giáo dục, xã hội), 
mọi đối tượng (trẻ em bị tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trai, gái) và mọi cấp độ (gia 
đình, xã hội, quốc gia, cộng đồng quốc tế).
B- CÁC DẠNG ĐỀ
1- Dạng đề 2 hoặc 3 điểm 
Đề 1 :
 Tóm tắt lại các điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế hiện nay có thể đẩy 
mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
Gợi ý :
 + Sự liên kết lại giữa các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng quốc tế. Đã có công 
ước về quyền trẻ em làm cơ sở, tạo ra cơ hội mới.
 + Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng có hiệu quả : phong trào giải trừ quân bị 
được đẩy mạnh.
 + Ở nước ta Đảng và Nhà nước quan tâm một cách cụ thể. Nhận thức của cộng đồng về 
vấn đề này ngày càng sâu sắc.
2- Dạng đề 5 hoặc 7 điểm 
Đề 1 : Tại sao vấn đề chăm sóc, bảo vệ trẻ em ngày càng trở nên cấp bách, được cộng đồng 
quốc tế quan tâm đến thế ? Đọc phần Sự thách thức của Bản tuyên bố em hiểu như thế nào về 
tình trạng khổ cực của nhiều trẻ em trên thế giới hiện nay ?
Gợi ý :
Giải thích tính cấp bách của vấn đề này xuất phát từ :
 - Vai trò của trẻ em đối với tương lai của một dân tộc, đối với toàn nhân loại.
 - Thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay :
 + Bị trở thành nạn nhân của chiến tranh, và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế 
độ A-pác-thai, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.
 + Chịu đựng những thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia 
cư, dịch bệnh mù chữ, môi trường xuống cấp.
 + Chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật.
C- BÀI TẬP VỀ NHÀ :
1- Dạng đề 2 hoặc 3 điểm 
Đề 1 :
 Em có nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, 
về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này ?
Gợi ý :
 - Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những nhiệm vụ 
có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và của cộng đồng quốc tế. Đây là vấn đề 
liên quan trực tiếp đến tương lai của một đất nước của toàn nhân loại.
 - Qua những chủ trương, chính sách, qua những hành động cụ thể đối với việc bảo vệ, 
chăm sóc trẻ em mà ta nhận ra trình độ văn minh của một xã hội.

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_van_ban_nhat_dung_ngu_van_lop_9.docx