Chuyên đề Truyện kí Việt Nam - Ngữ văn 8

docx 64 trang thanh nguyễn 19/07/2025 30
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Truyện kí Việt Nam - Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Truyện kí Việt Nam - Ngữ văn 8

Chuyên đề Truyện kí Việt Nam - Ngữ văn 8
 CHUYÊN ĐỀ: TRUYỆN- KÍ VIỆT NAM (1930-1945)
 - Tôi đi học
 - Trong lòng mẹ
 - Lão Hạc
 - Tức nước vỡ bờ
ÔN TẬP VĂN BẢN: TÔI ĐI HỌC( THANH TỊNH)
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tác giả: Thanh Tịnh (1911 - 1988), tên khai sinh là Trần Văn Ninh.
 - Quê quán: xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế
 - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:
 + Năm 1936, Thanh Tịnh cho xuất bản tập thơ Hận chiến trường
 + Năm 1941, hai bài thơ ông sáng tác "Mòn mỏi" và "Tơ trời với tơ lòng" 
được Hoài Thanh - Hoài Chân giới thiệu trong Thi nhân Việt Nam (1942)
 + Năm 1945, ông tham gia phụ trách rồi làm Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân 
đội.
+ Ông được tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007
+ Những tác phẩm tiêu biểu: Quê mẹ, Ngậm ngải tìm trầm, Những giọt nước 
biển
- Phong cách sáng tác:
+ Những sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đằm thắm, tình cảm trong trẻo, êm 
dịu
2. Văn bản
 a. Xuất xứ: “Tôi đi học” truyện ngắn in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941
 b. Thể loại: Truyện ngắn trữ tình(đậm chất hồi kí)
 - Ngôi kể: thứ nhất
 - Người kể: nhân vật tôi – tác giả
- >Tác dụng: câu chuyện được kể chân thực, nhân vật kể chuyện bộ lộ những cảm 
xúc suy nghĩ một cách chân thực.
- PTBĐ: Tự sự, miêu tả và biểu cảm.
c. Bố cục: Theo dòng hồi tưởng của nhân vật 
 - Đoạn 1: từ đầu- > tưng bừng rộn rã: Khơi nguồn cảm xúc.
 - Đoạn 2: Buổi mai hôm ấy... trên ngọn núi: Cảm nhận của T trên đường tới 
trường 
 - Đoạn 3: tiếp... trong các lớp: Cảm nhận của T lúc ở sân trường.
 - Đoạn 4: còn lại: Cảm nhận của T khi nghe gọi tên vào lớp và đón nhận giờ 
học đầu tiên.
** Tóm tắt:
 Hằng năm cứ vào cuối thu, khung ảnh thiên nhiên lại làm cho tác giả nhớ đến 
những kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học. Nhân vật tôi được mẹ đưa đến trường 
trong lòng tràn ngập cảm giác mới lạ: Hôm nay tôi đi. Cậu tự nhiên thấy muốn tự 
mình cầm bút thước, thấy những trò quậy phá rong ruổi với đám bạn đã xa tít tắt. 
Khi tới trường, quan sát những học sinh cậu thấy họ như những con chim non còn Gợi ý:
Câu 1: Những câu văn trên được trích trong văn bản “Tôi đi học” của tác giả 
Thanh Tịnh.
 Câu 2: Văn bản mà em vừa kể trên thuộc thể loại Truyện ngắn trữ tình.(đậm chất 
 hồi kí)
 Nêu nội dung cơ bản : Những hồi ức của tác giả về những kỉ niệm trong sáng của 
 ngày tựu trường.
Câu 3: Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm
Câu 4: Trong câu văn mở đầu, tâm trạng của nhân vật “tôi” được thể hiện qua từ 
“nao nức”.
Câu 5: 
 - BPTT So sánh "như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng"
-> Hình ảnh “ mấy cành hoa tươi tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng" là hình 
ảnh thiên nhiên tươi sáng, đẹp đẽ và tinh khôi. Những cảm giác của buổi tựu 
trường đầu tiên được tác giả so sánh với những hình ảnh đó nhằm diễn tả những 
cảm xúc, những rung động tự nhiên thật đẹp đẽ, thật đáng yêu, đáng trân trọng và 
mãi tươi mới, vẹn nguyên trong buổi tựu trường đầu tiên. 
- BPTT nhân hóa : cành hoa tươi mỉm cười -> diễn tả niềm vui, niềm hân hoan 
của nhân vật “tôi”.
Câu 6: Câu văn : “Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang 
có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.” là câu ghép vì có ba cụm C - V không 
bao chứa nhau.
Câu 7: Trường từ vựng: sương, gió, đám mây, bầu trời -> Tên trường từ vựng 
“thiên nhiên”.
Câu 8: Văn bản “Trong lòng mẹ” của tác giả Nguyên Hồng.
Câu 9:
***Câu mở đoạn: Nêu vấn đề
 Đoạn trích trên trích trong văn bản “Tôi đi học” của tác giả Thanh Tịnh đã rất 
thành công trong việc sử dụng hình ảnh so sánh “ Tôi không thể nào quên được 
những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm 
cười giữa bầu trời quang đãng.”
*** Các câu thân đoạn: 
- Hình ảnh so sánh “cành hoa tươi” biểu trưng cho cái đẹp, cái tinh hoa, tinh túy, 
cái đáng yêu, đáng nâng niu của tạo hóa ban cho con người. Dùng hình ảnh “cành 
hoa tươi” tác giả nhằm diễn tả những cảm giác, những rung động trong buổi đầu 
tiên đi học thật đẹp đẽ, đáng yêu vô cùng.
- Vẻ đẹp ấy không chỉ sống mãi trong tiềm thức, kí ức mà luôn tươi mới vẹn 
nguyên.
- Phép nhân hóa “mỉm cười” diễn tả niềm vui, niềm hạnh phúc tràn ngập và cả 
một tương lai đẹp đẽ đang chờ ở phía trước.
 - Rõ ràng những cảm giác, cảm nhận đầu tiên ấy sống mãi trong lòng «tôi» với bao 
hy vọng về tương lai. 
** Câu kết đoạn : Khẳng định lại vấn đề: Chỉ bằng một đoạn văn ngắn đó đã làm 
cho ta cảm nhận được tấm lòng mãi mãi biết ơn, yêu quý thầy cô, mái trường, bè 
bạn cua nhà văn Thanh Tịnh, cách diễn tả ấy thật hay, thật đặc sắc và giàu chất thơ. Gợi ý :
 - Viết đúng quy cách đoạn văn, kiểu đoạn văn tuỳ chọn.
 - Nội dung đảm bảo các ý cơ bản như sau :
 + Hình ảnh so sánh tinh tế, gợi cảm, vừa tả đúng tâm trạng nhân vật, vừa 
gợi cho người đọc nhiều liên tưởng: trẻ thơ còn bé bỏng, non nớt cũng như chim 
con, lần đầu các em nhỏ đi học cũng như chim con tập bay. Đi học là đã lớn hơn, 
đã biết háo hức, khát khao, biết bồi hồi lo lắng khi nghĩ đến chân trời học vấn 
mênh mông.
 + Cách miêu tả rất độc đáo và sinh động gợi hình ảnh và tâm trạng của các 
em nhỏ lần đầu tới trường: các em nhỏ ngây thơ xinh xắn rất đáng yêu; khao khát 
được học hành và mơ ước được biết những điều mới lạ; rất háo hức nhưng cũng 
rất bỡ ngỡ, rụt rè, e sợ.
Câu 5: 
- Hình thức : Đoạn văn, độ dài 7- 10 câu, có sử dụng hai từ láy.
- Nội dung: Tâm trạng của nhân vật tôi khi chuẩn bị vào lớp học.
- Tiến hành:
* Mở đoạn( 1 câu): Giới thiệu tác giả, văn bản, nội dung chính của đoạn trích.
Tham khảo mở bài: Đoạn trích trên trích trong văn bản “Tôi đi học” của tác giả 
Thanh Tịnh đã rất thành công trong việc thể hiện tâm trạng của nhân vật tôi khi 
chuẩn bị vào lớp học.
* Thân đoạn: Gồm từ 3 - 5 câu.
 - Tiếng trống trường, tiếng trống trường ngày khai giảng, tiếng trống ngày tựu 
trường ở đâu và bất cứ thời nào cũng gây chấn động, hồi hộp kì lạ. 
 - Nhà văn Thanh Tịnh đã ghi lại rất sống, rất chân thực cảm động những rung 
động, những biến thái tâm lí đáng yêu ấy qua hình ảnh so sánh. Hình ảnh so sánh 
“con chim non” được dùng để diễn tả tâm trạng của “tôi” và các cô cậu học trò 
lần đầu tiên đến trường: đầy bỡ ngỡ, lo âu nhưng cũng muốn khẳng định mình. 
Phía sau cổng trường chính là một “quãng trời rộng”, một thế giới diệu kì đầy bí 
ẩn mà những cô cậu học trò mới chỉ là những chú chim non vừa thèm muốn được 
tung bay trong “quãng trời rộng”, một thế giới diệu kì đầy bí ẩn mà những cô cậu 
học trò mới chỉ là những chú chim non vừa thèm muốn được tung bay trong quãng 
trời rộng ấy, lại vừa e sợ vì thấy mình nhỏ bé.
- Hồi trống buổi tựu trường của trường Mĩ Lí “đã thúc vang dội cả lòng” chú bé. 
- Khi học sinh xếp hàng vào lớp, chú cảm thấy mình “ chơ vơ”. 
- Và tất cả học trò mới đều bắt đầu “vụng về lúng túng”. Tưởng như “không đi” 
mà bị “ kéo dìu” tới trước. Co chân rồi duỗi chân “ cứ dềnh dàng” mãi. Toàn thân 
thì “run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp”. 
** Kết đoạn”( một câu): Tóm lại, với việc sử dụng thành công hình ảnh so sánh 
đặc sắc đoạn văn đã ghi lại tâm trạng rất chân thực của nhân vật tôi khi chuẩn bị 
vào lớp học.
** Từ láy: rộn ràng , run run 
Câu 6: Văn bản “Cổng trường mở ra” của tác giả Lí Lan.
Câu 7: 
- Hình thức: Viết đúng hình thức một đoạn văn, co dung lượng 100 chữ tương 
đương với 10 dòng, không sai chính tả, chữ viết rõ ràng... Câu 2:
- Phương thức biểu đạt của đoạn trích: Tự sự
- Kể lại tâm trạng của nhân vật “tôi” khi nghe ông đốc gọi tên vào lớp học đầu 
tiên.
Câu 3: Những từ “ông đốc, thầy dạy, học, lớp năm” thuộc trường từ vựng trường 
học.
Câu 4: 
- Các em // phải gắng học để thầy mẹ // được vui lòng và để thầy dạy// các
 CN1 VN1 QHT CN2 VN2 QHT CN3 VN3
em được sung sướng.
 - Các em // đều nghe nhưng không em nào // dám trả lời. 
 CN1 VN1 QHT CN2 VN2
Câu 5: Em // sẽ cố gắng học để ba mẹ // được vui lòng.
 CN1 VN1 QHT CN2 VN2
Câu 6: 
 - Công dụng của dấu hai chấm: Báo trước lời đối thoại trực tiếp (dùng với dấu 
gạch ngang)
 - Công dụng của dấu hai chấm: báo trước
Câu 7: 
- Về hình thức: Dung lượng từ 6 - 8 câu, viết theo kiểu diễn dịch, sau đó biến đổi 
thành kiểu đoạn văn quy nạp.
- Về nội dung: Làm rõ câu chủ đề đã cho: “Học tập là chìa khóa mở ra tương lai 
tươi sáng”. Cụ thể như sau:
* Câu mở đoạn (câu chủ đề): Học tập là chìa khóa mở ra tương lai tươi sáng.(1)
* Các câu thân đoạn: 
- Học tập giúp chúng ta giàu có về mặt tri thức cả về tự nhiên và xã hội.(2)
- Nó giúp ta tích tụ được nhiều kiến thức trong quá trình học tập.(3)
- Học tập giúp chúng ta biết sống, biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ mọi người.(4)
- Học tập giúp chúng ta trưởng thành hơn về mặt nhân cách.(5)
-Học tập giúp chúng ta biết tuân thủ đúng luật, giúp chúng ta rèn luyện đạo đức 
tốt đẹp(6)
* Câu kết đoạn: Vì vậy, để có tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn, điều quan trọng 
bay giờ là chúng ta phải học tập.(7)
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
 “ Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường...............
 ..................................tôi cũng không dám tin là có thật.”
 Câu 1: Đoạn trích trên, trích trong văn bản nào của tác giả nào các em đã được học? 
 Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản?
 Câu 2:Xác định một câu ghép trong đoạn trích, phân tích và chỉ ra mối quan hệ giữa 
 các vế câu.
 Câu 3:Viết một đoạn văn khoảng 10-12 câu nêu suy nghĩ của em về tâm trạng của 
 nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên. Trong đoạn văn có sử dụng một trợ từ 
 và một câu ghép. Dàn ý: 
I. Mở bài
- Giới thiệu đôi nét về tác giả Thanh Tịnh: Nhà văn với những sáng tác toát lên vẻ 
đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.
- Vài nét về văn bản “Tôi đi học”: in trong tập “Quê mẹ”, xuất bản 1941, kể lại 
những kỉ niệm và cảm xúc của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên
II. Thân bài
1. Cơ sở để nhân vật tôi có những liên tưởng về ngày đầu tiên đi học của mình
- Biến chuyển của cảnh vật sang thu: Cuối thu, thời điểm tựu trường, cảnh thiên 
nhiên với lá rụng nhiều, mây bàng bạc khiến lòng người nhẹ nhàng mà bồi hồi 
nhớ lại
- Hình ảnh những em bé núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường,
⇒ gợi nhớ, cơ sở liên tưởng tương đồng tự nhiên
2. Những hồi tưởng của nhân vật tôi
a. Tâm trạng khi cùng mẹ đi trên đường đến trường
- Cảnh vật, con đường vốn rất quen nhưng lần này cảm thấy lạ.
- Tự cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình, cảm thấy trang trọng, đứng đắn 
hơn.
- Bỡ ngỡ, lúng túng
⇒ Từ ngữ gợi tả, nghệ thuật so sánh, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, cụ thể: tâm trạng 
bỡ ngỡ của “tôi” trong bổi tựu trường đầu tiên
b. Khi đứng giữa sân trường và nghe gọi tên vào lớp học
- Không khí của ngày hội tựu trường: náo nức, vui vẻ nhưng cũng rất trang trọng.
- Cảm thấy nhỏ bé so với trường, lo sợ vẩn vơ.
- Hồi hộp, lo sợ chờ nghe gọi tên mình.
- Khi sắp vào lớp học thì lo sợ, bật khóc
⇒ Diễn tả sinh động tâm trạng của nhân vật “tôi” với từng cung bậc, cảm xúc, có 
nhiều trạng thái cảm xúc đối lập, tâm trạng phức tạp
c. Khi ngồi trong lớp học
- Cảm thấy vừa xa lạ, vừa gần gũi với mọi vật, với nguời bạn ngồi bên 
+ Làm quen, tìm hiểu phòng học, bàn ghế,  ⇒ thấy quyến luyến.
⇒ Tâm trạng, cảm giác của nv “tôi” khi ngồi trong lớp học, đón nhận giờ học đầu 
tiên hợp tự nhiên, sinh động, hấp dẫn.
3. Hình ảnh những người lớn
- Ông đốc: hình ảnh một người thầy, một người lãnh đạo rất hiểu tâm lý trẻ, hiền 
từ, bao dung 
- Thầy giáo trẻ vui vẻ, giàu lòng yêu thương
⇒ Thể hiện rõ trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ trẻ, 
đồng thời yạo môi trường giáo dục thân thiện, là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn các 
em.
⇒ Truyện kết thúc tự nhiên, khép lại bài văn nhưng mở ra một bầu trời mới, một 
khoảng không gian mới, tình cảm mới.
III. Kết bài
- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nghệ thuật và nội dung làm nên thành 
công của đoạn trích: Miêu tả tinh tế, chân thật diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ giàu 
yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo và giọng điệu trữ tình, trong sáng.

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_truyen_ki_viet_nam_ngu_van_8.docx