Chuyên đề Thơ Hồ Chí Minh - Ngữ văn 8

docx 22 trang thanh nguyễn 19/07/2025 20
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Thơ Hồ Chí Minh - Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Thơ Hồ Chí Minh - Ngữ văn 8

Chuyên đề Thơ Hồ Chí Minh - Ngữ văn 8
 CHUYÊN ĐỀ: THƠ HỒ CHÍ MINH
 ÔN TẬP VĂN BẢN: TỨC CẢNH PÁC BÓ( HỒ CHÍ MINH)
 I. Kiến thức cơ bản:
 1. Tác giả:
 - Hồ Chí Minh (1890- 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung
 - Quê quán: làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ 
 An.
 - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
 + Là vị lãnh tụ kính yêu của nước Việt Nam
 + Sau 30 năm bôn ba nước ngoài, Bác trở về trực tiếp lãnh đạo phong trào cách 
 mạng trong nước
 + Không chỉ có sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý 
 giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
 - Phong cách sáng tác: Thơ Bác hay viết về thiên nhiên đất nước với tình yêu tha 
 thiết, niềm tự hào, lời thơ nhẹ nhàng bay bổng lãng mạn.
2. Văn bản
 1. Hoàn cảnh sáng tác: Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 
 2-1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong 
 nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ nhưng 
 Bác vẫn vui vẻ lạc quan. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm 
 Người sáng tác trong thời gian này.
 2. Bố cục
 - Ba câu đầu: Cảnh sống và sinh hoạt của Bác.
 - Câu thơ cuối: Suy nghĩ, cảm xúc của Bác. Gợi ý
Câu 1: Hoàn cảnh ra đời: Tháng 2/1941, sau 30 năm Bác bôn ba hoạt động Cách 
mạng ở nước ngoài. Người sống và làm việc trong hang Pác Bó.
Câu 2: Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật. Bài thơ cùng thể thơ 
này là:
+ Đi đường
+ Ngắm trăng
Câu 3: Cách ngắt nhịp
 Tạo 2 vế sóng đôi, toát lên sự nhịp nhàng, nề nếp
Ý nghĩa: Cuộc sống của Bác thật ung dung, chan hòa với thiên nhiên, hòa điệu 
với núi rừng
Câu 4: Người làm thơ, khi nhân 1 sự việc, 1 cảnh tượng nào đó mà tạo thành 
cảm hứng trữ tình để làm thơ thì thường gọi là “tức cảnh”. Ở đây, cảnh Pác Bó 
đã tạo cảm hứng cho Bác để Bác viết bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” này.
 Câu 5: 
 - Cách 1: Cháo, bẹ, rau măng là những món ăn giản dị luôn có trong món ăn 
 của Bác đến mức dư thừa.
 - Cách 2: Mặc dù món ăn của Bác chỉ có cháo, ngô, rau, măng nhưng tinh 
 thần kháng chiến của Bác vẫn luôn sẵn sàng.
 Em chọn cách thứ nhất vVì nó hợp với giọng điệu vui đùa, hóm hỉnh.
Câu 6: Vì với Bác niềm vui lớn nhất là được làm cách mạng, được trực tiếp lãnh 
đạo cách mạng nước nhà.
Câu 7: 
• Mở đoạn( Câu chủ đề): Bài thơ “ Tức cảnh Pác Pó” của Hồ Chí Minh đã 
 đọng lại trong lòng người đọc bởi chữ “ sang” ở cuối bài thơ.
• Thân đoạn:
 - Từ “ sang” vốn có nghĩa là sang trọng, giàu có.
 - Trong bài thơ từ “ sang” có ý nghĩa là: Pác Bó là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa, cho thấy tinh thần lạc quan, 
phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. 
Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.”
2, Thân bài: 
a) Hoàn cảnh sống và làm việc của Bác: Được miêu tả bằng bút pháp tả thực tự nhiên, 
mộc mạc.
- Không gian bó hẹp: Hang và suối. Quy luật làm việc đều đặn, nhịp nhàng
 Sáng ra bờ suối, tối vào hang.
- Nhịp thơ chậm rãi, khoan thai thể hiện tâm trạng thanh thản, làm chủ được cuộc 
sống của Bác. Nếp sống an nhiên, tự tại, phong thái ung dung phản ánh bản chất tốt 
đẹp của Bác.
- Sinh hoạt vật chất thiếu thốn: Bữa ăn hàng ngày chỉ có cháo bẹ, rau măng, cực kì 
kham khổ. Với tinh thần lạc quan vốn có, Bác đã chuyển hoá sự thiếu thốn thành 
thừa thãi, sung túc 
 Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
- Điều kiện làm việc quá sơ sài:
 Bàn đá chông chêng dịch sử đảng
Bàn làm việc chỉ là một tảng đá ven suối. Chông chênh là tính từ chỉ trạng thái không 
chắc chắn. Bàn đá chông chênh là hình ảnh vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa ẩn 
dụ, tợng trng cho tình thế cách mạng của nớc ta và của thế giới lúc bấy giờ.
- Bác đã dùng bàn đá chông chênh để làm một công việc trọng đại, là dịch sử Đảng 
để góp phần xây dựng nền móng lí luận vững chắc cho sự nghiệp cách mạng.
b) Hình ảnh Bác trong bài thơ.
* Phong thái ung dung tự tại của Bác.
Ba câu thơ đầu vừa nói lên cuộc sóng thiếu thốn gian khổ của Bác ở Pác Bó vừa thể 
hiện được phong thái ung dung, tự tại của Người.
+ Câu thơ thứ nhất nói về việc ở. Giọng điệu thể hiện trong câu thơ này rất thoải mái, 
phơi phới, cho thấy Bác sống thật ung dung, hoà điệu với nhịp sống núi rừng Sáng là một niềm vui lớn.” Đọc, học bài thơ, ta hiểu hơn về một quãng đời hoạt động của 
Bác Hồ kính yêu. Chúng ta càng trân trọng và biết ơn Người nhiều hơn...
 ÔN TẬP VĂN BẢN: NGẮM TRĂNG( HỒ CHÍ MINH)
 I. Kiến thức cơ bản:
 1. Tác giả:
 - Hồ Chí Minh (1890- 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung
 - Quê quán: làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ 
 An.
 - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
 + Là vị lãnh tụ kính yêu của nước Việt Nam
 + Sau 30 năm bôn ba nước ngoài, Bác trở về trực tiếp lãnh đạo phong trào cách 
 mạng trong nước
 + Không chỉ có sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý 
 giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
 - Phong cách sáng tác: Thơ Bác hay viết về thiên nhiên đất nước với tình yêu tha 
 thiết, niềm tự hào, lời thơ nhẹ nhàng bay bổng lãng mạn.
2. Văn bản
 1. Hoàn cảnh sáng tác
 Tháng 8/1942, HCM từ Pác Bó bí mật sang Trung Quốc để tranh thủ viện trợ quốc 
 tế. Người bị bắt giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch. Trong thời gian này 
 Người đã viết tập thơ Nhật kí trong tù trong đó có bài thơ Ngắm Trăng Câu 4: Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét “thơ Bác đầy trăng” hãy 
 kể tên ít nhất một bài thơ khác của Bác có hình ảnh ánh trăng?
 Câu 5: Trong hai câu thơ cuối của bài thơ Chữ Hán (bằng phiên âm), sự 
 sắp xếp vị trí các từ Nhân (thi gia), song, nguyệt (minh nguyệt) có gì đáng 
 chú ý? Sự sắp xếp như vậy có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
 Câu 6: Qua bài thơ, em cảm nhận gì về tâm hồn Bác? Viết đoạn văn diễn 
 dịch (7-10 câu)?
 Gợi ý
Câu 1: Bài thơ trích từ “Nhật kí trong tù” ra đời trong thời gian Bác bị chính 
quyền tưởng giới thạch bắt giam tại Trung Quốc.
Câu 2: Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt: trong tù
 - Việc nhớ đến rượu, hoa trong cảnh tù ngục cho thấy người tù không hề 
 vướng lận gì về vật chất và những gian nan mình đã phải chịu đựng
 - Tâm trạng: ung dung, tự tại thả hồn mình hòa với thiên nhiên để thưởng 
 thức đêm trăng đẹp
Câu 3: Khác nhau:
 - Trong nguyên tác “đối thử lương tiêu nại nhược hà” là câu nghi vấn
 - Trong nguyên tác “cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ” là câu trần thuật
 - Ý nghĩa của sự khác nhau là: kiểu câu nghi vấn ở bộc lộ cảm xúc bối rối, 
 xao xuyến của Bác trước cảnh trăng đẹp.
Kiểu câu trần thuật với chức năng trình bày đã khiến cho cảm xúc bối rối, xao 
xuyến đó bị giảm bớt.
Câu 4: Bài thơ khác: Cảnh khuya
Câu 5: Các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai câu 
thơ giữa là song sắt nhà tù (song); hai câu thơ đặt ở thế đối nhau
 Làm nổi bật tình cảm giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết, 
 không còn khoảng cách của một mối quan hệ có từ lâu đã trở thành tri kỉ.
Câu 6: Gồm các ý sau:
- Tâm hồn hoà hợp với thiên nhiên.
- Tinh thần cách mạng kiên cường.
 - Ung dung, lạc quan. ta thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ 
 ngay cả trong cảnh tù ngục cực khổ, tối tăm.
2, Thân bài: Chứng minh nhận định:
- Bác Hồ viết nhiều bài thơ về trăng trong số đó “Vọng nguyệt” (Ngắm trăng) 
 mang phong vị đường thi được nhiều người yêu thích.
+ Vọng nguyệt là một đề tài phổ biến trong thơ xưa. Thi nhân xưa gặp cảnh trăng 
đẹp thường mang rượu uống trước hoa để hưởng trăng. Người ta chỉ ngắm trăng 
khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái, nhưng ở đây Bác ngắm trăng trong một hoàn 
cảnh đặc biệt. Trong ngục tù “Trong tù không rượu cũng không hoa”
Trước cảnh đêm trăng đẹp Bác khao khát được ngắm trăng một cách chọn vẹn và 
lấy làm tiếc vì không có rượu và hoa. Sự thiếu thốn này không phải là về vật chất 
mà về tinh thần. Điều đó cho thấy người tù không bận bởi vật chất tầm thường, 
tâm hồn vẫn tự do, ung dung, vẫn thèm được tận hưởng ánh trăng đẹp. Người tù 
đó có tình yêu thiên nhiên đến say mê
+ Câu thơ thứ hai có cái xốn xang, bối rối, rất nghệ sĩ của Hồ Chí Minh trước 
cảnh đêm trăng đẹp
 “Đối thử lương tiêu nại nhược hà”
Câu thơ giản dị mà hàm chứa biết bao nhiêu ý tứ, hé mở một tâm hồn nghệ sĩ đích 
thực. Câu thơ trong bản dịch thơ đã làm giảm bớt phần nào cái bối rối đầy chất 
nghệ sĩ ấy
Từ phòng giam tăm tối, người đã thả tâm hồn mình vượt ra ngoài cửa sắt nhà tù 
để ra khỏi vầng trăng
-Ở hai câu thơ cuối, các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng 
 (nguyệt) đặt ở hai đầu câu thơ, ở giữa là song sắt nhà tù kết hợp với cấu trúc 
 đối ở hai câu chữ Hán (bảng phiên âm) đã làm nổi bật tình cảm song phương 
 mãnh liệt của cả người và trăng. Ở câu thơ thứ tư, trăng được nhân hóa như 
 một người bạn tri âm, tri kỉ đến chốn ngục tù tối tăm thăm Bác. Trăng và 
 người hết sức gắn bó, thân thiết, giao hòa với nhau qua khung cửa hẹp, 
 khoảnh khắc giao cảm với thiên nhiên và con người xuất hiện một sự hóa 
 thân kì diệu: “ người tù đã biến thành thi gia” - Hồ Chí Minh (1890- 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung
 - Quê quán: làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh 
 Nghệ An.
 - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
 + Là vị lãnh tụ kính yêu của nước Việt Nam
 + Sau 30 năm bôn ba nước ngoài, Bác trở về trực tiếp lãnh đạo phong trào 
 cách mạng trong nước
 + Không chỉ có sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn 
 học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
 - Phong cách sáng tác: Thơ Bác hay viết về thiên nhiên đất nước với tình yêu 
 tha thiết, niềm tự hào, lời thơ nhẹ nhàng bay bổng lãng mạn.
- Tháng 8/1942, HCM từ Pác Bó bí mật sang Trung Quốc để tranh thủ viện trợ 
 quốc tế. Người bị bắt giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch. Trong thời 
 gian này Người đã viết tập thơ Nhật kí trong tù trong đó có bài thơ Ngắm 
 Trăng
 b, Chứng minh nhận định:
- Bác Hồ viết nhiều bài thơ về trăng trong số đó “Vọng nguyệt” (Ngắm trăng) 
 mang phong vị đường thi được nhiều người yêu thích.
+ Vọng nguyệt là một đề tài phổ biến trong thơ xưa. Thi nhân xưa gặp cảnh trăng 
đẹp thường mang rượu uống trước hoa để hưởng trăng. Người ta chỉ ngắm trăng 
khi thảnh thơi, tâm hồn thư thái, nhưng ở đây Bác ngắm trăng trong một hoàn 
cảnh đặc biệt. Trong ngục tù “Trong tù không rượu cũng không hoa”
Trước cảnh đêm trăng đẹp Bác khao khát được ngắm trăng một cách chọn vẹn và 
lấy làm tiếc vì không có rượu và hoa. Sự thiếu thốn này không phải là về vật chất 
mà về tinh thần. Điều đó cho thấy người tù không bận bởi vật chất tầm thường, 

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_tho_ho_chi_minh_ngu_van_8.docx