Chuyên đề Tham khảo một số bài nghị luận hay - Bồi dưỡng HSG Ngữ văn 7

docx 75 trang thanh nguyễn 19/07/2025 20
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Tham khảo một số bài nghị luận hay - Bồi dưỡng HSG Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Tham khảo một số bài nghị luận hay - Bồi dưỡng HSG Ngữ văn 7

Chuyên đề Tham khảo một số bài nghị luận hay - Bồi dưỡng HSG Ngữ văn 7
 THAM KHẢO MỘT SỐ BÀI NGHỊ LUẬN HAY
ĐỀ 1: CẢM NHẬN VỀ ƯỚC NGUYỆN CỦA NHÀ THƠ THANH HẢI QUA BÀI THƠ 
« MÙA XUÂN NHO NHỎ »
I. Mở bài: 
 Cách 1: Thanh Hải là nhà thơ tiêu biểu trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Là con 
người tài hoa, giàu sức sống nghệ thuật và lắng nghe được âm thanh của cuộc sống, ngay cả 
những phút giây cận kề với cái chết Thanh Hải vẫn lạc quan khao khát sống, được cống hiến 
cho đời. Ước nguyện ấy được gói gém trong một bài thơ nhỏ xinh “ Mùa xuân nho nhỏ”. Bài 
thơ được xem như lời tâm nguyện thiết tha đáng trân trọng mà nhà thơ Thanh Hải để lại cho 
đời trước lúc đi xa. Tiếng lòng tha thiết, yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời được 
thể hiện rõ nhất qua bài thơ
 Cách 2: Mùa xuân từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận, là nơi hội tụ bàn tay 
nghệ sĩ tài hoa. Thanh Hải - Nhà thơ của xứ Huế cũng góp vào vờn thơ xuân ấy một bài thơ 
“ Mùa xuân nho nhỏ” . Bài thơ là tiếng lòng thiết tha, yêu mến và gắn bó với đất nước, với 
cuộc đời thể hiện ước nguyện của nhà thơ được cống hiến cho đất nước. Tiếng lòng ấy được 
thể hiện xuyên suốt bài thơ.
B. Thân bài
1. Khái quát về tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” được nhà thơ Thanh Hải sáng tác tháng 
11/1980, năm năm sau ngày đất nước ta giành được độc lập. Viết ở giữa mùa đông giá rét của 
xứ Huế. Khi đó đất nước ta vừa trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì, kháng chiến chống 
Pháp và chống Mĩ, phải đối mặt với vô vàn những khó khăn, thách thức. Và đây cũng là một 
hoàn cảnh rất đặc biệt đối với nhà thơ Thanh Hải. Cá nhân nhà thơ Thanh Hải lúc này đang 
bị bệnh nặng phải điều trị ở bệnh viện trung ương thành phố Huế, và một tháng sau ông qua 
đời. Đối lập giữa ranh giới sự sống và cái chết nhưng không làm trái tim nhà thơ nguội lạnh. 
Ngược lại tâm hồn thi nhân lại nảy nở, bừng sức sống để cảm nhận ấm áp về một mùa xuân 
nồng ấm tình người.
=> Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy nhưng bài thơ vẫn tràn đầy niềm lạc 
quan, niềm tin yêu vào cuộc sống. Đó là điều đáng quý, đáng trân trọng ở nhà thơ Thanh 
Hải. Tài liệu ôn thi vào 10 Face book Nhung Tây 0794862058- Chủ đề: Bài thơ ca ngợi vẻ 
đẹp mùa xuân thiên nhiên, đất nước, con người và khát vọng cống hiến của nhà thơ.
2. Phân tích đoạn thơ
* Dẫn dắt: Mùa xuân là mùa khởi đầu cho một năm mới, là mùa muôn hoa đua nở đem đến 
hương sắc, vị ngọt của tình yêu, sức sống, hạnh phúc. Trước vẻ đẹp diệu kì của mùa xuân 
được các thi nhân cảm nhận bằng tâm hồn trìu mến, thân thương, mùa xuân hiện ra với muôn 
vàn sắc màu rực rỡ.
- Nhà thơ Nguyễn Trãi từng viết về mùa xuân với những xúc cảm:
 “Cỏ xanh như khói bến xuân tươi
 Lại có mưa xuân nước vỗ trời”
- Vũ điệu mùa xuân đã rót vào tâm hồn nhà thơ Thanh Hải niềm cảm xúc dâng tràn. Thật đơn 
sơ, lặng lẽ mà mùa xuân vẫn hiện về tràn đầy sức sống trào dâng.
a. Khổ 1 - Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên
- Mở đầu bài thơ là bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh 
Hải được mở ra bằng những hình ảnh, màu sắc, âm thanh hài hòa, tràn đầy sức sống của xứ 
Huế mộng mơ: cũng có thể là giọt nước mắt hạnh phúc của tác giả Nhưng theo mạch cảm xúc của bài thơ 
“giọt long lanh” là giọt âm thanh của tiếng chim.
- Âm thanh mượt mà trong vắt của tiếng chim, thánh thót như chuỗi ngọc long lanh, đọng lại 
lên thành từng giọt và rơi xuống cõi lòng rộng mở của thi sĩ, thấm vào tâm hồn đang rạo rực 
tình xuân.
=> Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được Thanh Hải vận dụng một cách tài hoa, tinh tế qua 
trí tưởng tượng của nhà thơ. Từ một hình tượng, một sự vật được cảm nhận bằng âm thanh ( 
thính giác), tác giả đã chuyển đổi biến nó thành một thứ có thể nhìn thấy (bằng thị giác) bởi 
nó có hình khối, màu sắc. Rồi lại được cảm nhận nó bằng da thịt, sự tiếp xúc (xúc giác).
=> Sự chuyển đổi cảm giác ấy là một sáng tạo nghệ thuật qua bút pháp ẩn dụ. Cảm xúc ấy 
chỉ có thể có được ở một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của một thi sĩ yêu đời.
- Động từ “hứng” thể hiện sự nâng niu trân trọng của nhà thơ vừa cho thấy cảm xúc của tác 
giả say sưa, ngây ngất trước cảnh đất trời vào xuân với cảm xúc say sưa, xốn xang, rạo rực. 
Nhà thơ như muốn ôm trọn vào lòng tất cả sức sống của mùa xuân, của cuộc đời.
- Đặt bài thơ vào hoàn cảnh nhà thơ Thanh Hải đang sống những ngày cuối cùng của cuộc 
đời những vần thơ của ông vẫn dào dạt, tràn đầy cảm xúc thiết tha yêu mến thiên nhiên, yêu 
mùa xuân, yêu cuộc đời. 
- Đang sống giữa những ngày đông giá lạnh, đang phải đối mặt với bệnh tật, thậm chí phải 
đối diện với cả cái chết, vậy mà nhà thơ vẫn hướng đến mùa xuân tươi trẻ, tràn đầy sức sống, 
thể hiện một tâm hồn lạc quan yêu đời, một niềm khát khao cuộc sống vô bờ. Đọc những 
vầnthơ của ông, người đọc trân trọng hơn, yêu hơn một tâm hồn nghệ sĩ, một tìnhyêu quê 
hương, đất nước đến vô ngần.
b. Cảm xúc trươc mùa xuân của đất nước
*Khổ 2
* Chuyển ý: Trong vũ điệu của mùa xuân, ta không chỉ thấy được vẻ đẹp quyến rũ của mùa 
xuan thiên nhiên mà con người bắt gặp mùa xuân trẻ trung sôi nổi. Từ những cảm xúc trước 
mùa xuân của thiên nhiên, nhà thơ liên tưởng đến mùa xuân của con người, của đất nước với 
một sức sống vô tận:
 “Mùa xuân người cầm súng
 Lộc giắt đầy trên lưng
 Mùa xuân người ra đồng
 Lộc trải dài nương mạ”
- Điệp từ “mùa xuân” được tác giả đặt ở đầu hai câu thơ để nhấn mạnh đến mùa xuân của 
“người cầm súng” và “ người ra đồng”, biểu thị cho hai nhiệm vụ chính lúc bấy giờ là bảo vệ 
và xây dựng đất nước.
- Nét đặc sắc của bài thơ là sự sáng tạo ra hình ảnh “lộc”. Lộc có nghĩa là chồi non, lộc biếc, 
là sức sống trỗi dậy của mùa xuân.
- Với “người cầm súng” lộc là những vành ngụy trang che mắt quân thù, giắt trên lưng người 
lính, theo chân họ ra trận. Còn “lộc” với “ người ra đồng” lại là những nhành mạ non trải dài 
trên những cánh đồng tạo màu xanh ngút ngàn.
- Tuy nhiên “lộc” ở đây còn được hiểu theo nghĩa biểu tượng, đối với “người cầm súng” “lộc” 
là thành quả cách mạng là những chiến thắng mà những người chiến sĩ đã đem về để bảo vệ 
cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho người dân. Còn “ với người ra đồng” “lộc” là những mùa 
màng bội thu, là những hạt gạo trắng ngần, là bát cơm dẻo thơm làm giàu cho đất nước.
- Điệp từ “ giắt đầy”, “ trải dài” gợi ra một không gian rộng lớn tràn ngập sắc xuân. ( Huy Cận)
- Hình ảnh so sánh “ Đất nước như vì sao” là hình ảnh đẹp thể hiện sự tỏa sáng của dân tộc 
Việt Nam mãi như một vì sao sáng, qua đó thể hiện niềm tin, niềm tự hào dân tộc của tác giả. 
Sao là nguồn sáng bất diệt của thiên hà, là vẻ đẹp lung linh của bầu trời đêm, là hiện thân của 
sự vĩnh hằng trong vũ trụ. So sánh như thế, là tác giả đã ngợi ca đất nước trường tồn, tráng 
lệ, đất nước đang hướng về một tương lai tươi sáng. Điệp ngữ “đất nước” được nhắc lại hai 
lần thể hiện sâu sắc ý thơ: trải qua những gian truân, vất vả, đất nước vẫn toả sáng đi lên 
không gì có thể ngăn cản được.
Với hình ảnh này ngôi sao đã trở thành biểu tượng đẹp, thiêng liêng trên lá cờ tổ quốc, ngôi 
sao trên mũ cối của lực lượng quốc phòng an ninh, biểu thị cho sự trường tồn vĩnh cửu của 
dân tộc.
- Ba động từ “cứ đi lên” đặt liên tiếp cạnh nhau vừa là hình ảnh nhân hóa vừa khẳng định tư 
thế vươn lên mạnh mẽ không ngừng của dân tộc Việt Nam, không có một thế lực nào, khó 
khăn nào có thể cản trở được tư thế ấy.
=> Khổ thơ trên ta cảm nhận được niềm tin, sự lạc quan phơi phới, niềm tự hào của tác giả 
vào tương lai của đất nước. Đặt bài thơ vào những năm 1980 khi đất nước ta phải đương đầu 
với bao khó khăn, thử thách, nền kinh tế như người bệnh trọng vừa mới hồi phục, nhưng nhà 
thơ Thanh Hải luôn đặt trọn niềm tin lớn lao vào đất nước. Qua đó ta càng thêm trân trọng 
lòng yêu đời, yêu cuộc sống và niềm tin của nhà thơ Thanh Hải vào quê hương, đất nước.
Khổ 4: Khát vọng hòa nhập, tự nguyện mang niềm vui đến cho cuộc đời
- Trong khí thế bừng bừng của đất nước vào xuân, tác giả đã cảm nhận được một mùa xuân 
trỗi dậy từ tâm hồn mình. Đó là mùa xuân của lòng người, mùa xuân của sức sống tươi trẻ, 
mùa xuân của cống hiến và hoà nhập. Tác giả không mơ một giấc mơ vĩ đại, không ước vọng 
lớn lao, chỉ là những mong muốn đơn sơ bình dị:
 “ Ta làm con chim hót
 Ta làm một cành hoa
 Ta nhập vào hòa ca
 Một nốt trầm xao xuyến.”
- Điệp từ “ta làm” được lặp lại hai lần kết hợp với biện pháp lặp cấu trúc ngữ pháp khiến 
cho nhịp thơ vừa uyển chuyển, nhịp nhàng vừa mạnh mẽ diễn tả rõ nét khát khao cống hiến 
mãnh liệt. Không ước mơ trở thành cái gì quá lớn lao, cao sang, vĩ đại, những điều tác giả 
mong muốn thật bình dị nhưng đầy ý nghĩa.
- Tác giả muốn hóa thân thành "con chim" để góp tiếng ca cho đời, để đem lại niềm vui cho 
mọi người; muốn hóa thân thành "cành hoa" để tô điểm, tô sắc cho vườn hoa mùa xuân muôn 
hương muôn sắc của đất nước và muốn "nhập vào hòa ca" để góp một tiếng nhạc hay cho 
mai sau. Sau cùng, tác giả mong muốn trở thành “ một nốt trầm » không ồn ào, không cao 
điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ “nhập” vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân 
về. Sự cống hiến ấy lặng lẽ, âm thầm, không phô trương, xa hoa, không câu lệ. Tất cả đều 
bình dị, nhẹ nhàng. Một ước mơ nhỏ nhoi, giản dị đến vô cùng. Ước nguyện sống ấy vô cùng 
cao đẹp. - Đại từ “ta” dùng để khẳng định đó không chỉ là tâm niệm riêng của cá nhân nhà 
thơ mà còn là khát vọng chung cho mọi người, cho dân tộc, cho đất nước. Khát vọng ấy vượt 
qua tất cả mọi khuôn khổ, giới hạn. Ngay cả khi nằm trên giường bệnh, cái khát vọng cao quý 
ấy cũng không bị dập tắt. Ta bắt gặp sự đồng điệu giữa tâm hồn thơ Thanh Hải với tâm hồn 
nhạc sĩ Trương Quốc Khánh – tác giả khúc ca Tự nguyện :
 “Nếu là chim tôi sẽ là loài bồ câu trắng Lẽ nào vay mà không có trả
 Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”
Khổ 5: Lời ca ngợi quê hương đất nước qua làn điệu dân ca Huế ( Khổ cuối)
- Những câu thơ cuối cùng mang đậm dấu ấn của những làn điệu dân ca trữ tình xứ Huế. Nó 
như tiếng tâm tình, thủ thỉ, như tiếng lòng sâu lắng thiết tha, nồng đậm nghĩa tình:
 “Mùa xuân ta xin hát
 Câu Nam ai, Nam bình
 Nước non ngàn dặm mình
 Nước non ngàn dặm tình
 Nhịp phách tiền đất Huế”.
- “Nam ai” và “Nam bình” là hai điệu dân ca Huế rất nổi tiếng mấy trăm năm nay. Phách 
tiền là một nhạc cụ dân tộc để điểm nhịp cho lời ca, tiếng đàn tranh, đàn tam thập lục.
- Câu thơ "Mùa xuân ta xin hát" diễn tả niềm khao khát bồi hồi của nhà thơ đối với quê 
hương yêu dấu buổi xuân về. Quê hương đất nước trải dài ngàn dặm, chứa chan tình yêu 
thương. 
- Đó là "ngàn dặm mình", "ngàn dặm tình" đối với non nước và xứ Huế quê mẹ thân thương! 
Câu thơ của người con đất Huế quả là "dịu ngọt". Có lẽ trong những ngày cuối cùng của cuộc 
đời, Thanh Hải muốn hát lại hai làn điệu dân ca quen thuộc của quê hương xứ Huế. Bởi lẽ 
trong những ngày tháng nằm trên giường bệnh, khi bị tử thần rình rập, nhà thơ lại thấy quê 
hương của mình đẹp hơn, bản sắc quê hương mình cũng đáng tự hào hơn. Đây cũng là cách 
để nhà thơ thể hiện tình yêu quê hương, nguồn cội.
c. Đánh giá, mở rộng
- Với lời thơ năm chữ nhẹ nhàng, giọng điệu chân thành, tha thiết phù hợp với tâm trạng cảm 
xúc, cùng với hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, Thanh Hải đã gửi đến cho chúng ta một 
thông điệp đáng quý: mỗi người hãy sống có khát vọng, sống có cống hiến, dù chỉ là phần 
nhỏ bé của mình vào công cuộc bảo vệ, giữ gìn và dựng xây đất nước. 
- Khát vọng sống có cống hiến, dù chỉ là phần nhỏ bé nào phải chỉ có trong thơ Thanh Hải, 
hay Tố Hữu mà nhà văn Nguyễn Thành Long trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa ” cũng đã 
khắc họa nên bức chân dung nhân vật anh thanh niên cùng nhiều nhân vật khác. Họ chính là 
minh chứng sinh động nhất của hình ảnh “ mùa xuân nho nhỏ ” mà Thanh Hải gửi gắm đến 
chúng ta qua bài thơ cuối đời của ông.
C. Kết bài
 Ba khổ thơ đầu bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” đã đem đến cho người đọc một 
cảm nhận rất riêng của mùa xuân xứ Huế, mùa xuân của thiên nhiên, của đất nước. Ba khổ 
thơ trên đã góp phần làm nên thành công của tác phẩm, làm lay động trái tim người đọc hôm 
nay và mai sau. Mỗi lần đọc bài thơ ta càng thêm trân trọng một tâm hồn yêu thiết tha quê 
hương, đất nước của nhà thơ. Với những giá trị ấy tên tuổi của nhà thơ Thanh Hải cùng bạn 
đọc.
ĐỀ 2: PHÂN TÍCH BÀI THƠ “SANG THU” - HỮU THỈNH 
A. Mở bài:
 Cách 1: Hữu Thỉnh là một trong những cây bút tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt 
Nam, trưởng thành trong những năm đầu kháng chiến chống Mỹ. Là một nhà thơ quân đội 
nhưng Hữu Thỉnh rất có duyên nên khi viết về mùa thu. Những trang thơ của Hữu Thỉnh vừa 

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_tham_khao_mot_so_bai_nghi_luan_hay_boi_duong_hsg_n.docx