Chuyên đề Nghị luận xã hội - Bồi dưỡng HSG Ngữ văn 7

docx 162 trang thanh nguyễn 19/07/2025 20
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Nghị luận xã hội - Bồi dưỡng HSG Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Nghị luận xã hội - Bồi dưỡng HSG Ngữ văn 7

Chuyên đề Nghị luận xã hội - Bồi dưỡng HSG Ngữ văn 7
 CHUYÊN ĐỀ 2: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I. KHÁI NIỆM
- “Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về 
một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức). Vấn đề được nêu 
ra như một câu hỏi cần giải đáp, làm sáng tỏ. Luận là bàn về đúng, sai, phải, trái, khẳng định 
điều này, bác bỏ điều kia, để người ta nhận ra chân lí, đồng tình với mình, chia sẻ quan điểm 
và niềm tin của mình. Sức mạnh của văn nghị luận là ở sự sâu sắc của tư tưởng, tình cảm, 
tính mạch lạc, chặt chẽ của suy nghĩ và trình bày, sự thuyết phục của lập luận. Vận dụng các 
thao tác như giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh” 
- Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về những vấn đề diễn ra xung quanh đời sống, xã hội. 
Đề tài của dạng bài nghị luận xã hội cũng hết sức rộng mở. Nó gồm tất cả những vấn đề về 
tư tưởng, đạo lí, một lối sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống 
hàng ngày, vấn đề thiên nhiên môi trường, vấn đề hội nhập, toàn cầu hoáNghĩa là, ngoài 
những tác phẩm nghị luận văn học (lấy tác phẩm văn học, nhà văn làm đối tượng), tất cả các 
dạng văn bản viết khác đều có khả năng được xếp vào dạng nghị luận xã hội, chính trị.
II. CÁC DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Nghị luận xã hội trong nhà trường phổ thông thường có hai dạng đề chính. Nghị luận về một 
tư tưởng, đạo lí, Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
Ngoài ra dựa vào đề thi để cụ thể hơn trong việc nhận diện, nghị luận xã hội được phân hóa 
thành các dạng sau:
1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống
3. Nghị luận về một vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học hoặc trong một câu 
chuyện.
4. Dạng đề nghị luận kết hợp hai mặt tốt - xấu trong một vấn đề
5. Dạng đề nghị luận mang tính chất đối thoại - bộc lộ suy nghĩ, quan điểm bản thân (mang 
tính đối thoại) về vấn đề được đặt ra.
6. Nghị luận về một vấn đề được gợi ra từ một hình ảnh/bức tranh.
1. Kiểu bài văn nghị luận xã hội chia làm ba loại nhỏ: 
+ Nghị luận về một hiện tượng xã hội, 
- Hiện tượng có tác động tích cực đến suy nghĩ.
- Hiện tượng có tác động tiêu cực.
- Nghị luận về một mẩu tin tức báo chí.
- Nghị luận về một bức tranh.
VD: Suy nghĩ của em về nạn bạo lực học đường?
+ Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí, 
- Tư tưởng mang tính nhân văn, đạo đức (lòng dũng cảm, khoan dung, ý chí nghị lực).
- Tư tưởng phản nhân văn (ích kỷ, vô cảm, thù hận, dối trá).
- Nghị luận về hai mặt tốt xấu trong một vấn đề.
- Vấn đề có tính chất đối thoại, bàn luận, trao đổi.
VD: Suy nghĩa của em về lòng bao dung.
+ Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học. 
- Nghị luận xã hội dưới dạng một câu chuyện.
- Nghị luận xã hội về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
III. YÊU CẦU LÀM BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI - Cảm xúc trong sáng, lành mạnh.
 - Để bài văn thấu tình đạt lý thì phải thường xuyên tạo lối viết song song (đồng tình, không 
đồng tình; ngợi ca, phản bác).
e. Bài học nhận thức và hành động
 - Sau khi phân tích, chứng minh, bàn luận thì phải rút ra cho mình bài học.
 - Thường bài học cho bản thân bao giờ cũng gắn liền với rèn luyện nhân cách cao đẹp, đấu 
tranh loại bỏ những thói xấu ra khỏi bản thân, học tập lối sống
g. Độ dài cần phù hợp với yêu cầu đề bài
 Khi đọc đề cần chú ý yêu cầu đề (hình thức bài làm là đoạn văn hay bài văn, bao nhiêu 
câu, bao nhiêu chữ) từ đó sắp xếp ý tạo thành bài văn hoàn chỉnh.
 DẠNG 1: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÝ
1. Khái niệm:
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, 
quan điểm nhân sinh (như các vấn đề về nhận thức, về tâm hồn nhân cách, về các quan hệ gia 
đình, xã hội, cách ứng xử, lối sống của con người trong xã hội).
 Đối với học sinh trong nhà trường phổ thông, do đặc điểm tâm lý, lứa tuổi, tầm nhận thức 
nên những vấn đề đặt ra để bàn luận không phải là những vấn đề quá phức tạp, lớn lao mà chỉ 
là những vấn đề đạo đức, tư tưởng, tình cảm gắn liền với cuộc sống hàng ngày như tình cảm 
quê hương, bạn bè, ý thức trách nhiệm, tinh thần học tập Những vấn đề này có thể được 
đặt ra một cách trực tiếp, nhưng thông thường là được gợi mở qua một câu danh ngôn, châm 
ngôn, ngạn ngữ, ca dao hay câu nói của một nhà văn hóa, nhà khoa học, người nổi tiếng
2. Phân loại:
Nghị luận về 1 tư tưởng, đạo lý có 2 dạng đề:
- Đề nổi, học sinh dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề trong đề bài.
- Đề chìm, học sinh cần đọc kĩ đề bài, dựa và ý nghĩa câu nói, câu chuyện, văn bản được trích 
dẫn mà xác định luận đề.
1. Dạng đề trong đó tư tưởng, đạo lí được nói đến một cách trực tiếp.
Đề bài: “ Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là làm cho 
chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết” (B.Babbles)
Hãy trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên.
 HƯỚNG DẪN
- Hướng dẫn phân tích đề : Ý kiến trên có các từ khoá trọng tâm cần giải thích:
+ “Sứ mạng” : Vai trò lớn lao, cao cả của cha mẹ trong việc nuôi dạy con cái.
+ “Người mẹ”: Người sinh ra con cái, rộng hơn đó chính là mái ấm gia đình.
+ “ Chỗ dựa cho con cái”: nơi che chở, yêu thương, là nơi con cái có thể nương tựa.
Câu nói đã đưa ra quan điểm giáo dục của cha mẹ với con cai hết sức thuyêt phục : Vai trò 
của cha mẹ không chỉ nằm trong việc dạy dỗ con mà quan trọng hơn là làm sao để con cái biết 
sống chủ động, tích cực, không dựa dẫm. Đây chính là vấn đề nghị luận.
 Cách làm bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí được nói đến một cách trực tiếp.
a. Mở bài
– Dẫn dắt, giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
– Mở ra hướng giải quyết vấn đề.
b. Thân bài
* Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận: (khoảng 10 dòng)
- Khi giải thích cần lưu ý: + Đối với vấn đề xã hội là vấn đề tư tưởng, đạo lí : Làm rõ các biểu hiện của tư tưởng, đạo lí 
ở những phương diện khác nhau trong đời sống; dùng thực tế xã hội để chứng minh. Đặt 
câu hỏi để xác định ý: Như thế nào? Ở đâu? Bao giờ? Người thật việc thật nào?.
+ Đối với vấn đề xã hội là một hiện tượng đời sống: Xác định đó là hiện tượng tích cực hay 
tiêu cực, mô tả những biểu hiện của hiện tượng đó.
- Bình luận: Bình luận, chỉ ra tầm quan trọng của vấn đề xã hội hiện nay
+ Đánh giá: Quan niệm, tư tưởng ấy đúng đắn, sâu sắc như thế nào? Ý nghĩa đối với tâm hồn, 
nhân cách con người? (tư tưởng, đạo lí) Hiện tượng ấy có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc 
sống con người ?
(Cần thể hiện thái độ đồng tình, biểu dương, trân trọng trước vấn đề xã hội có ý nghĩa tích 
cực; phê phán những biểu hiện sai trái, suy nghĩ, quan niệm lệch lạc so với quan niệm, tư 
tưởng, hiện tượng được nghị luận)
+ Mở rộng: Xem xét vấn đề ở những phương diện, góc độ khác nhau (phương pháp, góc nhìn, 
tính hai mặt của vấn đề nghị luận)
* Bước 3: Rút ra bài học cho bản thân
- Về nhận thức: Vấn đề xã hội đó giúp ta hiểu sâu sắc về điều gì? Rút ra được điều gì có ý 
nghĩa?
- Về hành động: Xác định hành động bản thân phải làm gì? Việc làm cụ thể, thiết thực.
c. Kết bài
- Khẳng định ý nghĩa của thông điệp từ câu chuyện.
- Liên hệ mở rộng.
- Liên hệ mở rộng.
3. Cách làm cụ thể:
- Trước hết, phần mở bài phải giới thiệu khái quát tư tưởng, đạo lý cần nghị luận. Nêu ý 
chính (vấn đề) hoặc câu nói về tư tưởng, đạo lý mà đề bài đưa ra.
- Phần thân bài, có nhiều luận điểm. Tuy nhiên cần đảm bảo:
+ a. Giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lý. Bao gồm:
- Giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen/nghĩa bóng (nếu có)
- Rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý
Thực chất là đi trả lời cho câu hỏi LÀ GÌ?
b. Phân tích, chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý. Dùng dẫn chứng để chứng minh. 
Từ đó, chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội.
Thực chất là đi trả lời cho câu hỏi TẠI SAO? NHƯ THẾ NÀO?
c. Bình luận, mở rộng vấn đề, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, 
đạo lý vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng hạn chế trong thời đại 
khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa đúng trong hoàn cảnh khác. Dùng dẫn chứng 
minh họa.
Thực chất của luận điểm này là trả lời một số câu hỏi nhằm lật ngược vấn đề, nhìn nhận vấn 
đề trong nhiều chiều, nhiều góc độ, thấu đáo hơn, tránh áp đặt khiên cưỡng (VD, các câu hỏi 
như: có ngoại lệ hay không? Vấn đề có thể đúng/sai trong những hoàn cảnh khác nhau như 
thế nào?...)
d: Rút ra bài học nhận thức (đúng hay sai?) và hành động (cần làm gì?). Đây là một luận 
điểm nhỏ nhưng là vấn đề cơ bản của nghị luận xã hội bởi mục đích của việc nghị luận là rút 
ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc.
- Phần kết bài, liên hệ bản thân, đánh giá chung về vấn đề.
4. Dàn ý gợi ý: “Cuộc đời ngắn ngủi không cho phép ta ước vọng quá nhiều”.
Thế nhưng nhà văn Nga M.Prisvin lại cho rằng:
“Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải ước mơ tha thiết hơn nữa để biến tương lai thành 
hiện tại”. Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về hai câu nói trên.
 Gợi ý làm bài
- Giải thích:
+ Ý kiến 1: “Cuộc đời ngắn ngủi” được hiểu là thời gian dành cho mỗi con người luôn có 
hạn, không ai sống mãi được cùng với thời gian.
=> Câu ngạn ngữ đưa ra lời khuyên: Cuộc sống luôn có những giới hạn, con người sẽ không 
đủ thời gian để thực hiện ước mơ, vì vậy không nên quá tham vọng, mơ ước những điều viển 
vông.
+ Ý kiến 2: “Biến tương lai thành hiện thức”, biến những điều con người mơ ước, những điều 
chưa có trong hiện thực thành những thứ có thực.
=> Câu nói khuyên con người, phải có những ước mơ lớn lao, như vậy mới biến tương lai 
thành sự thật.
=> Hai ý kiến đưa ra hai quan điểm tưởng như đối lập nhưng thực chất là bổ sung cho nhau, 
thể hiện tọn vẹn hai mặt của một vấn đề. Con người phải viết vươn cao, vươn xa nhưng đồng 
thời cũng phải tỉnh táo lựa chọn cho mình những điều phù hợp, không chạy theo những giá 
trị phù du, viển vông, vô nghĩa.
- Phân tích, chứng minh (tính đúng đắn hoặc sai lầm hoặc vừa đúng vưà sai) của ý kiến bằng 
việc bày tỏ sự đồng tình (hoặc phản đối hoặc vừa đồng tình vừa phản đối) đối với ý kiến:
+ Ước mơ và khát vọng sống làm nên vẻ đẹp cuộc sống: ước mơ là một trong những thước 
đo tầm vóc của con người, những người có ước mơ càng đẹp thì càng có khả năng tiến xa 
trong cuộc sống; người có ước mơ, hoài bão mới có động cơ, phương hướng tìm tòi, tự học 
và sáng tạo; khi sống và làm việc đề thực hiện ước mơ con người sẽ có niềm vui, niềm hạnh 
phúc, sẽ tìm thấy ý nghĩa, giá trị của sự sống, con người sẽ cảm thấy cuộc sống không trôi đi 
một cách vô nghĩa, lãng phí
+ Ước mơ không đồng nghĩa với việc chạy theo những điều viển vông, phi thực tế: không 
nên ước mơ xa vời mà phải thiết thực vì cuộc sống là hữu hạn, con người không bao giờ đủ 
khả năng và thời gian để làm tất cả mọi việc; Cuộc đời được tạo nên từ những điều bình dị, 
do đó không nên chạy theo những ước mơ viễn vông mà đánh mất đi chân giá trị của cuộc 
ống; Đôi khi cần phải biết bằng lòng với những gì mình đang có, bằng lòng với cuộc sống 
con người sẽ cảm thấy thanh thản hơn, bình yên hơn.
=> Phải biết cân bằng giữa ước mơ và thực tại, ước mơ bắt nguồn từ cuốc sống. Phải theo 
đuổi ước mơ nhưng đừng mơ một cách hão huyền.
- Bàn luận, mở rộng:
+ Phê phán hai hiện tượng”
- Những người sống không có hoài bão, không biết vươn lên để tạo ra một tương lai tốt đẹp. 
Cuộc sống của những con người này sẽ mãi trì trệ, dậm chân tại chỗ.
- Ngược lại, có những kẻ quá tham vọng, ước mơ viễn vông mà chạy theo các giá trị phù du 
để rồi đánh mất mình
(Có thể dùng các dẫn chứng sau để chứng minh:
- Đặng Lê Nguyên Vũ – ông chủ hãng cà phê Trung Nguyên, chứng kiến cảnh cha bị bệnh 
nặng, chỉ cần 2 triệu để có thể chạy chữa bệnh cho cha, vậy mà vay mượn cả đại gia đình 
cuãng không đủ, cậu con trai 16 tuổi đã thề với lòng: “Một ngày nào đó mình sẽ thay đổi cuộc 
sống của cả đại gia đình này”. Sau này, cậu bé ngày nào đã khời nghiệp bằng căn nhà thuê 

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_nghi_luan_xa_hoi_boi_duong_hsg_ngu_van_7.docx