Chuyên đề Nghị Luận văn học Lớp 9 theo từng tác phẩm

docx 216 trang thanh nguyễn 16/07/2025 110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Nghị Luận văn học Lớp 9 theo từng tác phẩm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Nghị Luận văn học Lớp 9 theo từng tác phẩm

Chuyên đề Nghị Luận văn học Lớp 9 theo từng tác phẩm
 CHUYÊN ĐỀ NGHỊ LUẬN 
 VĂN HỌC CỰC CHẤT 
 LỜI MỞ ĐẦU
 Các em học sinh yêu quý!
 Có lẽ đối với nhiều bạn môn văn là một môn học nhiều chữ, dài dòng và nhàm 
chán. Nhưng nếu cuộc sống không có văn học thì liệu rằng chúng ta có thể biết đến 
nàng Kiều xinh đẹp, tài giỏi mà có số phận bất hạnh trong trang sách của đại thi hào 
Nguyễn Du? Làm sao chúng ta có những rung cảm trước sự nồng nhiệt và khát khao 
đến cháy bỏng trong tình yêu của người con gái trong tác phẩm “Sóng” Xuân 
Quỳnh? Hay làm sao biết đồng cảm, sẻ chia với những số phận kém may mắn ở 
ngoài xã hội kia?
 Đó chính là tất cả những giá trị mà văn học mang đến lại cho chúng ta. Bởi văn 
học là nhân học, nó có tính giáo dục lớn đối với con người. Nên thay vì việc chán - Là gương mặt nổi bật cuả văn học VN thế kỉ XVI
 - Quê ở Hải Dương, chưa rõ năm sinh, năm mất, là học trò xuất sắc của Nguyễn 
Bỉnh Khiêm.
 - Sống trong cảnh chế độ phong kiến mục nát, “dông bão nổ trăm miền”, xã hội là 
cái “vực thẳm đời nhân loại” chỉ thấy “bóng tối đùn ra trận gió đen”, nên sau khi đỗ 
hương cống, Nguyễn Dữ chỉ làm quan một năm rồi lui về ở ẩn. Đó là hình thức bày 
tỏ thái độ chán nản trước thời cuộc của một trí thức tâm huyết nhưng sinh ra không 
gặp thời.
 2. Tác phẩm “Truyền kì mạn lục”
 a. Thể loại
 Truyền kì là thể văn xuôi trung đại, phản ánh các yếu tố kì lạ, hoang đường, trong 
truyện thế giới cõi âm và con người có sự tương giao với nhau.
 b. Truyền kì mạn lục
 +Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ (chi chép tản mạn những điều kì lạ được lưu 
truyền) được viết bằng chữ Hán ra đời vào nửa đầu thế kỷ XVI, tập truyện được khai 
thác từ các truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam từ 
các thời kì Lí, Trần, Hồ, Lê Sơ
 + Nội dung chính: Lấy xưa nói nay, lấy ảo để nói thực, lấy âm để nói dương, nhằm 
phơi bày, vạch trần phê phán hiện thực xã hội
 +Nhân vật:
 +) Nhân vật chính thường là những người phụ nữ đức hạnh, khao khát sống cuộc 
sống yên bình , hạnh phúc, nhưng lại bị những thế lực tàn bạo và lễ giáo phong kiến 
nghiệt ngã đẩy họ vào những cảnh ngộ éo le, bi thương, bất hạnh vì oan khuất. 1. Chi tiết cái bóng
 a. Cách kể chuyện
 - Cái bóng là một chi tiết đặc sắc, là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo làm cho câu 
chuyện hấp dẫn hơn so với truyện cổ tích.
 - Cái bóng là đầu mối, điểm nút của câu chuyện. Thắt nút là nó, mà mở nút cũng 
là nó.
 b. Góp phần thể hiện tính cách nhân vật
 - Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì 
không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ 
bóng mình lên tường nói dối con đó là cha, lời nói dối đó hoàn toàn mục đích tốt đẹp 
-> thể hiện sự thương yêu chồng con hết mực
 - Đối với bé Đản: Mới ba tuổi còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp 
nên đã tin những điều Vũ Nương nói là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi 
cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó -> sự ngây 
thơ hồn nhiên của bé Đản.
 - Đối với Trương Sinh: Lời nói ngây thơ của bé Đản về người cha khác (chính là 
cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thủy chung, nảy sinh thải độ ghen 
tuông và lấy đó làm bằng chứng mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi, đẩy Vũ Nương 
vào bi kịch đó là cái chết -> sự hồ đồ, đa nghi của Trương Sinh cũng là biểu hiện 
của chế độ phong kiến mục nát đẩy số phận người phụ nữ vào bi kịch cái chết.
 2. Nhân vật Vũ Nương
 2.1. Vẻ đẹp phẩm chất
 Mở đầu tác phẩm, tác giả đã có lời giới thiệu bao quát về Vũ Nương “Tính đã thuỳ 
mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp” tạo ấn tượng về một chân dung phụ nữ hoàn hảo. Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của những người chinh phụ trong mọi thời loạn 
lạc xưa nay:
 "... Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời
 Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
 Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong..." 
 -> Thể hiện tâm trạng ấy, Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau khổ của Vũ 
Nương, vừa ca ngợi tấm lòng thủy chung, thương nhớ đợi chờ chồng của nàng.
 - Rồi những năm tháng sống ở chốn làng mây cung nước sung sướng nàng vẫn 
không nguôi nỗi thương nhớ chồng con. 
 Vừa gặp lại Phan lang, nghe Lang kể về tình cảnh gia đình nàng đã ứa nư
ớc mắt xót thương. Mặc dù đã nặng lời thề sống chết với Linh Phi nhưng nàng vẫn 
tìm cách trở về với chồng con trong giây lát để nói lời đa tạ tấm lòng chồng. Rõ 
ràng trong trái tim người phụ nữ ấy, không bợn chút thù hận, chỉ có sự yêu thương 
và lòng vị tha.
 * Vũ Nương còn là người con dâu hiếu thảo với mẹ chồng, một người mẹ hiền 
đầy tình yêu thương con.
 - Trong ba năm chồng đi chiến trận, một mình nàng vừa làm con vừa làm cha 
vừa làm mẹ để chăm sóc phụng dưỡng mẹ chồng, nuôi dạy con thơ. 
 - Với mẹ chồng, nàng là một cô con dâu hiếu thảo.Chồng xa nhà, nàng đã thay 
chồng phụng dưỡng mẹ chu đáo. Khi bà ốm nàng đã thuốc thang lễ bái thần phật và 
lấy những lời khôn khéo để khuyên răn để bà vơi bớt nỗi nhớ thương con. Đến khi 
bà mất, nàng đã hết lời thương xót, ma chay tế lễ cẩn trọng hệt như với cha mẹ đẻ 
của mình. Cái tình ấy quả có thể cảm thấu cả trời đất cho nên trước lúc chết người 
mẹ già ấy đã trăng trối những lời yêu thương, độngviên, trân trọng con dâu “Sau => Nguyễn Dữ đã dành cho nhân vật một thái độ yêu mến, trân trọng qua từng 
trang truyện, từ đó khắc họa thành công hình tượng người phụ nữ với đầy đủ 
phẩm chất tốt đẹp.
 2.2. Số phận bất hạnh của Vũ Nương
 * Là nạn nhân của chế độ nam quyền, một xã hội mà hôn nhân không có tình 
yêu và tự do.
 - Cái thua thiệt đầu tiên làm nên bất hạnh của Vũ Nương là thua thiệt về vị thế. 
Cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh có phần không bình đẳng. Vũ Nương 
“vốn con kẻ khó” còn Trương Sinh lại là “nhà giàu” đến độ khi muốn Sinh có thể 
xin mẹ trăm lạng vàng để cưới Vũ Nương về. Sự cách bức giàu nghèo ấy khiến Vũ 
Nương sinh mặc cảm và cũng là cái thế khiến Trương Sinhcó thể đối xử thô bạo, gia 
trưởng với nàng.
 * Là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa:
 - Nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm không chỉ là nạn nhân của chế độ phụ quyền 
phong kiến mà còn là nạn nhân của chiến tranh phong kiến, củacuộc nội chiến huynh 
đệ tương tàn. Nàng lấy Trương Sinh, cuộc sống hạnh phúc,cuộc sống vợ chồng kéo 
dài chưa được bao lâu thì chàng phải đi lính để lại mìnhVũ Nương với mẹ già và đứa 
con còn chưa ra đời. Suốt ba năm, nàng phải gánh vác trọng trách gia đình, thay 
chồng phụng dưỡng mẹ già, chăm sóc con thơ, phải sống trong nỗi nhớ chồng triền 
miên theo năm tháng.
 - Chiến tranh đã làm xa cách, tạo điều kiện cho sự hiểu lầm trở thành nguyên nhân 
gây bất hạnh. Đó cũng là ngòi nổ cho thói hay ghen, đa nghi của Trương Sinh nảy 
nở, phát triển, dẫn đến cái chết oan uổng của Vũ Nương.
 * Đỉnh điểm của bi kịch là khi gia đình tan vỡ, bản thân phải tìm đến cái chết.
 - Là người vợ thuỷ chung nhưng nàng lại bị chồng nghi oan và đối xử bất công, tàn 
nhẫn. về trong thoáng chốc và lời từ biệt của nàng đã hé ra cái sự thực cay đắng là cái nhân 
gian đầy oan nghiệt, khổ đau nàykhông có chốn dung thân cho người phụ nữ vì thế 
mà “Thiếp chẳng thể trở lạichốn nhân gian được nữa”
 -> Tuy có những phẩm chất tâm hồn đáng quý nhưng Vũ Nương đã phải chịu một 
số phận cay đắng,oan nghiệt. Nghịch lí ấy tự nó đã là tiếng nói tố cáo xã hội phong 
kiến bất công phi lí đương thời chà đạp lên hạnh phúc của con người.
 => Xây dựng hình tượng Vũ Nương, một mặt nhà văn ngợi ca những phẩm chất 
tâm hồn đáng quý củangười phụ nữ, mặt khác thể hiện thái độ cảm thông thương 
xót cho số phận bất hạnh của họ và cực lực lên án xã hội phong kiến đương thời 
bất công, phi lí chà đạp, rẻ rúng con người đặc biệt là người phụ nữ. Có lẽ chưa 
cần nhiều, chỉ cần khai thác chân dung Vũ Nương đã đủ thấy chiều sâu hiện thực 
và nhân đạo của ngòi bút Nguyễn Dữ.
 2.5. Các chi tiết kì ảo
 a. Những chi tiết kì ảo
 - Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.
 - Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi, được đãi yến vàgặp, trò chuyện với Vũ 
Nương; được trở về dương thế.
 - Vũ Nương hiện về sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng ở bến Hoàng 
Giang.
 b. Ý nghĩa
 - Tăng sức hấp dẫn bằng sự li kì và trí tượng tượng phong phú.
 - Hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của Vũ Nương, một người dù đã ở thế 
giới khác, vẫn quan tâm đến chồng con, nhà cửa, phần mộ tổ tiên, khao khát được 
phục hồi danh dự.
 - Tạo nên một kết thúc phần nào có hậu, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta 
về sự công bằng: người tốt dù có phải trải qua bao oan khuất, cuối cùng sẽ được 
minh oan. thơ của đứa trẻ ba tuổi (lời bé Đản). Đó là chưa kể tới một nguyên nhân khác nữa: 
do chiến tranh phong kiến – dù không được miêu tả trực tiếp, nhưng cuộc chiến tranh 
ấy đã tác động hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp tới số phận từng nhân vật trong tác phẩm 
(người mẹ sầu nhớ con mà chết; Vũ Nương và Trương Sinh phải sống cảnh chia lìa; 
bé Đản sinh ra đã thiếu thốn tình cảm của người cha và khi cha trở về thì mất mẹ). 
Đây là một câu chuyện diễn ra đầu thế kỉ XV (cuộc chiến tranh xảy ra thời nhà Hồ) 
được truyền tụng trong dân gian, nhưng phải chăng qua đó, tác phẩm còn ngầm phê 
phán cuộc nội chiến đẫm máu trong xã hội đương thời (thế kỉ XVI).
 b. Giá trị nhân đạo:
 * Nhận định khái quát về tư tưởng nhân đạo trong văn học:
 -Văn học là một hoạt động sáng tạo của con người nhằm khám phá và khẳng định 
những giá trị của đời sống, nhằm vươn tới những điều tốt đẹp và hoàn thiện của con 
người và cuộc đời. Tư tưởng nhân đạo thường là một tư tưởng lớn thấm nhuần trong 
những nền văn học tiến bộ, trong những tác phẩm văn học ưu tú.
 - Nói tới tư tưởng nhân đạo là nói tới thái độ của nhà văn trong cách khám phá đời 
sống và con người. Nhà văn đã nhìn thấy những bất công, nghịch cảnh, nghịch lí đối 
với con người và thủ phạm của nó; nhà văn thể hiện sự quan tâm, niềm cảm thương 
sâu sắc đối với những con người phải chịu áp bức, khổ đau, thiệt thòi; thể hiện thái 
độ căm ghét, lên án, tố cáo những cái xấu, cái ác. Quan trọng hơn, nhà văn khẳng 
định và ca ngợi vẻ đẹp của con người, thể hiện niềm tin vào cái đẹp, vào công lí, 
hướng tới những giải pháp đem lại hạnh phúc cho con người
 - Giá trị nhân đạo thường không tách rời giá trị hiện thực( phải khổ người ta mới 
thương; phải bất công, ngang trái người ta mới lên án, tố cáo) và luôn được làm sáng 
rõ, thuyết phục trong những tìm tòi, sáng tạo về nghệ thuật.
 * Giá trị nhân đạo trong “Chuyện người con gái Nam Xương”:

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_nghi_luan_van_hoc_lop_9_theo_tung_tac_pham.docx