Chuyên đề Nghị Luận văn học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Nghị Luận văn học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Nghị Luận văn học
CHUYÊN ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Gồm có 6 dạng cơ bản: + Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. + Nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích. + Nghị luận về một ý kiến, quan điểm trong tác phẩm văn học. + Nghị luận về một tình huống truyện. + Nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm. + Nghị luận về giá trị của tác phẩm, đoạn trích Hướng dẫn cụ thể từng dạng: I. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ 1, Khái niệm: Nghi luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. 2, Đặc điểm - Với dạng nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ thường có các cách ra đề với những đặc điểm như sau: + Dạng bài phân tích toàn bộ bài thơ: Người ra đề ra thường lựa chọn những khía cạnh nổi bật của bài thơ. VD: Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu + Dạng bài phân tích một đoạn thơ: Người ra đề sẽ lựa chọn một đoạn thơ đặc sắc nhất trong một bài thơ. VD: Em hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận của mình về khổ thơ đầu tiên trong bài thơ “ Sang thu”( Hữu Thỉnh) để thấy được một tâm hồn đặc biệt tinh tế khi trước thời khắc giao mùa từ hạ sang thu. + Dạng bài phân tích một hình ảnh trong đoạn thơ, bài thơ: Hình ảnh được lựa chọn phải giàu ý nghĩa biểu tượng. VD: Ba câu kết trong bài thơ “ Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu với hình ảnh “ Đầu súng trăng treo” là một bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 12 câu phân tích hình ảnh đặc sắc đó. + Đối với dạng đề so sánh giữa hai đoạn thơ, bài thơ. Hai ngữ liệu được lựa chọn phải có nét tương đồng. VD: Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ Thạn Hải có viết: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Có những điểm gặp gỡ trong tư tưởng với nhà thơ Tố Hữu trong bài Một khúc ca xuân: Nếu là con chim , chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình? Em hãy so sánh hai khổ thơ trên để thấy được điểm gặp gỡ của hai nhà thơ. 3, Dàn ý chung 1. Mở bài: - Giới thiệu ngắn gọn những nét chính về tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận và trích dẫn( nguyên văn khổ thơ, đoạn thơ, nếu đoạn thơ dài thì chỉ cần chép hai câu đầu rồi dùng dấu chấm lửng và chép đến hai câu thơ cuối) 1 những hình ảnh hết sức giản dị, nhỏ bé song đã cho thấy ước nguyện khiêm nhường mà cao quí của thi nhân + Những hình ảnh này có sự đối ứng chặt chẽ với những hình ảnh mở đầu của bài thơ để khẳng định một lẽ tự nhiên: con chim sinh ra là để dâng hiến cho đời, bông hoa sinh ra là để tỏa hương sắc, bản hòa ca tưng bừng rộn rã song không thể thiếu nốt trầm. - Thay đổi cách xưng hô, tôi – ta, cảm xúc cá nhân trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước đã chuyển hóa thành cái ta, vừa là cá nhân vừa đại diện cho số đông, ước nguyện của tác giả cũng là ước nguyện chung của mọi người. - Tác giả còn tha thiết được hòa mình vào cuộc sống muôn người, làm “ nốt trầm xao xuyến” trong bản hòa ca bất tận của cuộc đời, cống hiến lặng thầm, không phô trương, cống hiến phần tinh túy nhất cho quê hương, đất nước. - Nhà thơ ước được làm “ Một mùa xuân nho nhỏ” để “ Lặng lẽ dâng cho đời” tác giả ví ngầm cuộc đời mình và cuộc đời mỗi người là “ Một mùa xuân nho nhỏ”, đây chính là hình ảnh ẩn dụ đặc sắc của nhà thơ Thanh Hải. + Từ láy “ nho nhỏ” thể hiện ước muốn, khát vọng khiêm tốn và giản dị của nhà thơ. Gợi về những gì đẹp đẽ và tinh túy nhất của cuộc đời con người để góp cho mùa xuân đất nước. + Tính từ “lặng lẽ” đã cho thấy vẻ đẹp của một tâm hồn, lối sống và nhân cách. Mùa xuân của Thanh Hải không hề ồn ào, khoa trương, náo nhiệt mà lặng lẽ hiến dâng. - Điệp cấu trúc ngữ pháp “ dù làdù là”.. và hình ảnh tương phản “ tuổi hai mươi” và “khi tóc bạc” khiến cho lời thơ như một lời hứa, lời tự nhủ với mình. Đồng thời, khẳng định sự tồn tại bền vững của những khát vọng sống, lí tưởng sống là cống hiến hi sinh. - Tác giả có một lẽ sống đẹp, cao cả, bắt nguồn từ tình yêu người, yêu đời. Lẽ sống ấy thật đáng cho chúng ta học tâp Kết bài Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ Đề 2 : Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên giao mùa trong bài thơ “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh Mở bài Hữu Thỉnh (1942) là nhà thơ quân đội, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Trước 1975 thơ Hữu Thỉnh tập trung diễn tả hình tượng người lính và hiện thực lớn lao, sôi động của những năm tháng chiến tranh ác liệt của đất nước trong kháng chiến chống Mĩ. Khi đất nước thống nhất, Hữu Thỉnh viết nhiều về con người và cuộc sống đời thường với nhiều suy nghĩ và chiêm nghiệm sâu sắc. - Sang thu được Hữu Thỉnh sáng tác vào mùa thu năm 1977. In trong tập Từ chiến 3 - Hai câu sau: được xem là hai câu tuyệt bút tả cảnh ngự tình. Thu sang rất dịu, rất nhẹ, rất êm được nhà thơ cảm nhận từ bước chuyển mình của “ đám mây mùa hạ” còn vương lại trên bầu trời. Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu + Tư “ vắt” gợi cho người đọc những liên tưởng kì thú về đám mây. Đám mây như một tấm lụa mềm mại, duyên dáng đang “ vắt” lên bầu trời hai nửa hạ - thu. + Đám mây được nhân hóa mới chỉ đang “ vắt nửa mình” để sang thu. Nó như cũng mang nặng tâm tư của con người trong khoảnh khắc giao mùa, bâng khuâng xao xuyến trước những chuyển biến kì diệu của thiên nhiên, nửa còn lưu truyền, bịn rịn với mùa hạ nồng nàn, nửa đang háo hức, mong ước mùa thu êm dịu. c) “ Sang thu” trong tâm hồn mỗi người ( khổ 3) - Thu đến với những dấu hiệu rõ ràng, cụ thể hơn bằng những đổi thay của thời tiết, bằng những dấu hiệu của hạ đi. Sang thu, mọi dấu hiệu thời tiết mùa hạ đều trở nên thưa thớt, ít ỏi. Dù “ vẫn còn bao nhiêu nắng” nhưng những cơn mưa “ đá vơi dần”, sấm cũng không còn “ bất ngờ” như trong mùa hạ nữa “ hàng cây đứng tuổi” không còn sợ sấm nữa bởi nó đã từng chứng kiến rất nhiều lần chuyển mưa như thế : Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi - Hình ảnh “ Hàng cây đứng tuổi” khép lại bài thơ vừa làm trọn vẹn bức tranh thiên nhiên vạn vật “ sang thu” vừa là cầu nối mở ra những tâm sự nhà thơ muốn gởi gắm khiến bài thơ không chỉ là hình ảnh đất trời thiên nhiên nên thơ mà còn có hình ảnh con người trong khoảnh khắc giao mùa: + “ Sấm” là tượng trưng cho những biến động bất thường, những khó khăn mỗi người có thể gặp phải trên đường đời. + Hình ảnh : “ hàng cây đứng tuổi” Tượng trưng cho những lớp người đã từng trải, có kinh nghiệm dày dặn, đã từng trải qua bao sóng gió gian nan của cuộc đời. Khi đã “ sang thu” con người luôn vững vàng hơn, họ đón nhận những biến động bất ngời hằng sự bình thản tự nhiên, họ giải quyết mọi việc được bình tĩnh theo cách đúng đắn nhất. Thiên nhiên đã trở thành cái cớ để nhà thơ gửi gắm triết lí nhân sinh vào đó, 5 - Từ đoạn thơ cho em thêm yêu thiên nhiên, yêu cảnh vật, từ đó mỗi chúng ta hãy bảo vệ và làm cho thiên nhiên ngày một tươi đẹp. II. Nghị luận về một ý kiến, quan điểm trong tác phẩm văn học 1, Khái niệm Nghị luận về một ý kiến, quan điểm trong tác phẩm văn học là việc thể hiện quan điểm, chính kiến của mình bằng việc sử dụng linh hoạt các thao tác nghị luận: giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận, bác bỏ. 2, Đặc điểm - Đó là những ý kiến, quan điểm, nhận xét của một nhà văn, một nhà nghiên cứu hay bạn đọc về một tác phẩm văn học. Ví dụ: Trong truyện ngắn “Làng”, nhà văn Kim Lân đã thể hiện một cách sinh động và tinh tế diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Dựa vào đoạn trích trong SGK Ngữ văn 9, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. - Những ý kiến này có thể xoay quanh những vấn đề: một chi tiết, bút pháp nghệ thuật đặc sắc; một nhân vật; một nhận định; nhận định chung về tác phẩm, đoạn trích, Ví dụ: Có ý kiến cho rằng: Truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của NQS vừa giàu tính kịch vừa đậm chất thơ. Em hãy phân tích tác phẩm để làm rõ nhận định trên. 3, Dàn ý chung a) Mở bài - Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Trích dẫn nguyên văn ý kiến, quan điểm. b) Thân bài - Giải thích, làm rõ ý kiến, quan điểm. - Bàn luận các khía cạnh của vấn đề. + Đưa ra ý kiến của bản thân: đồng thuận hay bác bỏ. + Phân tích, lấy dẫn chứng để bảo vệ quan điểm của mình. c) Kết bài: Khẳng định thái độ của người viết về ý kiến, quan điểm trong đề. 4. Đề minh họa Đề 1: Có ý kiến cho rằng: Lặng lẽ Sapa của NTL là truyện ngắn mang đậm chất thơ. Ý kiến của em như thế nào? Hãy làm sáng rõ Gợi ý dàn bài: 7 - Ông họa sĩ cầm bút vẽ đã đi đến cuối hành trình của cuộc đời làm nghệ thuật nhưng mới nhận ra sự bất lực của hội họa trước cuộc đời rộng lớn, muôn màu. Ông sẵn sàng xin anh em hoãn bữa tiệc chia tay đến cuối tuần sau để đi thực tế lên Lào Cai trước khi nghỉ hưu. Tuổi đã cao nhưng ông vẫn đam mê hội họa, vẫn cháy bỏng một khao khát nghệ thuật khi bắt gặp cái đẹp trong bức chân dung anh thanh niên. Ngồi trước chàng trai trẻ, ông thấy như có thêm một quả tim nữa, ông thấy “người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm ông nhọc quá”. - Anh thanh niên : + Sống một mình trên núi cao giữa mênh mông đất trời sương tuyết, giữa núi cao rừng thẳm, ai cũng tưởng anh là người “cô độc nhất thế gian” nhưng chưa bao giờ anh thấy mình cô độc. Tâm hồn anh lúc nào cũng trong sáng, cũng phong phú. Làm công việc lặng thầm giữa chốn lặng lẽ non xanh, quanh năm chỉ làm bạn với cỏ cây, với mây mù lạnh lẽo nhưng anh luôn thật tình, trách nhiệm, luôn coi công việc là bạn, là nguồn vui, lẽ sống. Dù cho thời tiết có khắc nghiệt đến đâu, anh cũng chẳng bao giờ bỏ trễ một giờ “ốp” nào bởi anh ý thức rõ công việc của mình có vai trò quan trọng trong sản xuất và chiến đấu. + Cuộc sông riêng tư của anh cũng tuyệt đẹp, giàu chất thơ. Một vườn hoa rực rỡ sắc màu, một căn nhà ba gian gọn gàng xinh xắn, một giá sách, một đàn gà, là kết quả của tình yêu cuộc sống thiết tha, bỏng cháy. + Cách cư xử của anh với mọi người cũng thật đẹp, thật đáng trân trọng. Những ngày đầu mới lên Sa Pa nhận công tác, anh kiếm cớ gặp người cho vơi bớt nỗi nhớ. Anh đón khách thân tình, cởi mở đến nồng nhiệt, anh cư xử với khách theo cách lịch sự của chàng trai có học thức. Một bó hoa anh cắt trong vườn dành tặng cô kĩ sư, một ấm trà nóng anh mời ông họa sĩ, một củ tam thất anh gửi biếu vợ bác lái xe, một làn trứng dành cho người đi đường là tình đời, tình người cao quý không dễ gì có được. - Thông qua anh thanh niên, Nguyễn Thành Long còn tôn vinh cả tập thể những người lao động trí óc đang lặng thầm làm việc, sống đẹp như anh nơi mịt mù sương tuyết. Họ cũng như anh, cũng đang ngày đêm lặng lẽ hiến dâng cả tuổi xuân, sức lực để làm đẹp cho cuộc đời quên cả hạnh phúc riêng tư. Mỗi con người, mỗi nhân vật hiện ra trực tiếp hay gián tiếp trong truyện cũng là những bông hoa rừng tươi đẹp góp vào vườn qua muôn sắc màu của cuộc sống mới khiến cho người đọc không khỏi ngưỡng mộ, yêu tin. * Chất thơ đến từ tình huống truyện - Tình huống truyện không gay cấn, không có tình tiết cao trào, thắt nút, mở nút như các tác phẩm tự sự thông thường. Tình huống truyện chỉ là cuộc gặp gỡ tình cờ, ngắn ngủi giữa ba nhân vật. Diễn biến truyện thật nhẹ nhàng, tự 9
File đính kèm:
- chuyen_de_nghi_luan_van_hoc.docx