Chuyên đề Nghệ thuật chân quê trong thơ Nguyễn Bính môn Ngữ văn Lớp 11

docx 21 trang thanh nguyễn 22/02/2025 320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Nghệ thuật chân quê trong thơ Nguyễn Bính môn Ngữ văn Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Nghệ thuật chân quê trong thơ Nguyễn Bính môn Ngữ văn Lớp 11

Chuyên đề Nghệ thuật chân quê trong thơ Nguyễn Bính môn Ngữ văn Lớp 11
 Mục Lục
A. PHẦN MỞ ĐẦU. ....................................................................................................................2
 I. Lý do chọn đề tài. ................................................................................................................2
 II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...................................................................................................3
 III. Quá trình nghiên cứu và phạm vi đề tài............................................................................3
 IV. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................3
 V. Cấu trúc chuyên đề. .............................................................................................................3
B. PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................................4
 Chương I: Khái quát chung. ......................................................................................................4
 I. Một số khái quát về phong trào Thơ mới 1932 – 1945.....................................................4
 II. Vài nét về thi nhân và các tác phẩm của ông....................................................................5
 Chương II: Nghệ thuật “chân quê” trong thơ Nguyễn Bính......................................................7
 I. Giọng thơ..........................................................................................................................7
 II. Thể thơ. ............................................................................................................................9
 III. Ngôn ngữ thơ...............................................................................................................10
 IV. Biện pháp nghệ thuật...................................................................................................12
 1. So sánh. ..........................................................................................................................12
 2. Ẩn dụ..............................................................................................................................13
 3. Nhân hóa. .......................................................................................................................14
 4. Phép đối, điệp.................................................................................................................14
 V. Thi liệu. ..........................................................................................................................15
 1. Không gian nghệ thuật....................................................................................................16
 2. Thời gian nghệ thuật.......................................................................................................17
 Chương III: Từ nghệ thuật dân gian đến những cách tân trong..............................................18
 thơ Nguyễn Bính. .....................................................................................................................18
 Tiểu kết chương. ......................................................................................................................20
C. PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................................20
 1 II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
 Nhìn chung qua các thời kỳ khác nhau, thơ Nguyễn Bính có những thăng trầm, nhưng 
 việc cảm thụ, đánh giá thơ Nguyễn Bính ít có những khác biệt hoặc những mâu thuẫn gay 
 gắt. Về căn bản, những nhận xét đánh giá của giới phê bình về Nguyễn Bính khá thống nhất. 
 Dù ở giai đoạn nào, Nguyễn Bính vẫn được xem là nhà thơ của “Chân quê”, “Hồn quê”, 
 “Tình quê”. Trong thời gian dài, thơ Nguyễn Bính đã được nghiên cứu xem xét ở nhiều góc 
 độ từ nội dung đến nghệ thuật, từ tư tưởng đến phong cách, từ giọng điệu đến kết cấu. Tiêu 
 biểu có thể kể đến một vài nghiên cứu sau:
 “Nguyễn Bính: nhà thơ chân quê – chân tài” của Hà Minh Đức.
 “Nguyễn Bính – thơ của truyền thống, của thế hệ” của Lê Đình Kỵ.
 “Nguyễn Bính: khúc buồn lỡ của người chân quê” của Nguyễn Đăng Điệp.
 “Bạn thơ của vốn dân gian” – Nguyễn Bính” của Nguyễn Xuân Sanh.
 “Thi pháp dân gian trong thơ mới Nguyễn Bính” của Nguyễn Quốc Túy.
III. Quá trình nghiên cứu và phạm vi đề tài.
 Mặc dù đã có những công trình lớn được nêu ở trên nhưng con người của làng cảnh Việt 
 Nam – Nguyễn Bính vẫn luôn là đề tài mang nhiều khía cạnh, góc độ cuốn hút người viết 
 tìm hiểu và nghiên cứu. Tuy nhiên với chuyên đề “Nghệ thuật “chân quê” trong thơ Nguyễn 
 Bính” tôi chỉ đi sâu để làm rõ hơn bút pháp dân tộc trong các thi phẩm của ông. Đề tài có 
 mục đích góp phần nhỏ vào quá trình nghiên cứu thơ Nguyễn Bính, một phong cách thơ có 
 sự nối kết hiệu quả giữa truyền thống và cách tân trong nền thơ Việt Nam giữa thế kỉ XX. 
 Và để chuyên đề của tôi có sức thuyết phục, tôi đã lấy tư liệu từ các nguồn:
 “Thi nhân Việt Nam” – Hoài Thanh, Hoài Trân.
 “Nguyễn Bính: tác phẩm và lời bình” – nhà xuất bản văn học.
 “Nguyễn Bính – người nghệ sĩ đắm say, mơ mộng với hồn quê” – nhà xuất bản văn 
 hóa thông tin.
 “Nguyễn Bính về tác gia và tác phẩm” – nhà xuất bản giáo dục.
 “Việt Nam thi nhân tiền chiến” – Nguyễn Tấn Long.
 Một số nguồn Internet
IV. Phương pháp nghiên cứu.
 1. Hệ thống: Được dùng khi khảo sát nguồn tư liệu theo từng vấn đề cụ thể. 
 2. So sánh: Được dùng khi so sánh đối chiếu với nhà thơ cùng thời hoặc cùng đề tài, cùng 
 “hồn đồng điệu”
 3. Phân tích tổng hợp: Nhằm làm sáng tỏ từng luận điểm.
 V. Cấu trúc chuyên đề.
 Ngoài phần mở đầu, kết luận chuyên đề gồm ba chương:
 - Chương I: Khái quát chung.
 Một số khái quát về phong trào Thơ mới 1932 – 1945.
 3 Giai đoạn 1940 – 1945: Thơ mới bắt đầu bước vào thời kì khủng hoảng, các thi 
 nhân đã gạt bỏ lí trí, đề cao cái vô thức và siêu hình.
 Trên cây phả hệ văn học, Thơ mới không phải là một đứa con lạc loài mà là một đứa con 
 ưu tú bởi những đóng góp lớn của nó vào văn mạch dân tộc.
 Thơ mới được coi là một cuộc cách mạng trong quan niệm về thế giới và con 
 người.
 Thơ mới là sự bừng tỉnh của ý thức cá nhân.
 Thơ mới là một cuộc cách tân về nghệ thuật thơ ca.
II. Vài nét về thi nhân và các tác phẩm của ông.
 1. Thời đại
 Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Trọng Bính, sinh năm 1918 mất năm 1966. Được sinh ra 
 trong thời gian này, Nguyễn Bính nhập cuộc vào thời đại mới của những năm 30-45 của thế 
 kỉ XX, làm một nhà thơ lãng mạn trong phong trào Thơ mới, mang tầm vóc chung của các 
 thi sĩ lớn đương thời.
 2. Quê hương
 Nguyễn Bính sinh ra tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa, 
 huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Làng quê đã sinh ra Bính, ban cho ông một tâm hồn mang 
 đầy đủ bản chất thôn dã của nó, cùng với toàn bộ tinh hoa văn hoá, tinh thần được chung đúc 
 từ bao đời. Đồng thời làng quê cũng tiên lượng cho Bính một số phận: ngọt ngào thì ít đắng 
 cay nhiều – như chính nó phải chịu đựng qua cả ngàn năm.
 3. Cuộc đời.
 Mồ côi mẹ từ sớm, cha lấy vợ kế, được người cậu ruột đưa về nuôi dạy. Sau theo anh trai 
 là nhà thơ Trúc Đường ra Hà Nội. Để kiếm sống, Nguyễn Bính đã lưu lạc nhiều nơi, vừa dạy 
 học vừa làm thơ. Đến cách mạng tháng Tám 1945 và kháng chiến chống thực dân Pháp, ông 
 hoạt động ở Nam Bộ, làm tuyên huấn và văn nghệ.năm 1954, Nguyễn Bính tập kết ra Bắc, 
 tiếp tục làm văn nghệ và báo chí ở Hà Nội và Nam Định.
 Ông mất đột ngột vào sang 30 Tết Ất Tỵ, tức 20-1-1966 vì một căn bệnh hiểm nghèo khi 
 chưa kịp sang tuổi 49.
 “Năm mới tháng giêng mùng một Tết
 Còn nguyên vẹn cả một mùa xuân”.
 (Nhạc xuân)
 Ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học và nghệ thuật năm 
 2000.
 4. Phong cách thơ Nguyễn Bính.
 - Vị trí: Nguyễn Bính được coi là chủ soái của dòng thơ Việt, là người dẫn độc giả về với 
 “Chân quê”, “khơi dậy hồn xưa đất nước” – Hoài Thanh. Trong bản hòa âm thơ mới, thơ 
 Nguyễn Bính được ví như tiếng đàn bầu nỉ non, réo rắt.
 - Đặc điểm:
 5 Chương II: Nghệ thuật “chân quê” trong thơ Nguyễn Bính.
I. Giọng thơ.
 Trên thi đàn Thơ mới, trong khi ảnh hưởng của thơ ca Pháp đến tư tưởng của các thi nhân 
 không nhỏ mà theo Hoài Thanh nhận xét là: “Mỗi nhà thơ Việt hình như mang nặng trên đầu 
 năm bảy nhà thơ Pháp”, thì hồn thơ Nguyễn Bính một mình đi trên con đường riêng, tìm đến 
 và trở về với ca dao và sâu sa hơn là trở về với cội nguồn, bản sắc dân tộc đã hàng ngàn năm 
 ấp ủ ở làng quê. Bởi thế, giọng thơ của ông thấm đượm cách nói dân gian, dân tộc đậm đà.
 Người nông dân Việt Nam “một nắng hai sương”, sống với nỗi buồn nhiều hơn niềm vui 
 – đây như là cái hồn quen thuộc bao đời của làng quê đất Việt. Và hồn quê ấy đã thấm nhuần 
 vào trang thơ của Nguyễn Bính một cách tự nhiên khiến âm điệu chung của thơ Nguyễn 
 Bính là buồn. Theo khảo sát trong số 154 bài thơ của ông trước cách mạng, số bài thuần vui 
 thực rất ít ỏi. Thơ Nguyễn Bính buồn vì tình yêu lỡ dở, buồn vì tha hương, buồn vì cuộc đời 
 dâu bể hay thậm chí buồn vì cô gái không giữ được nguyên vẹn nét “quê mùa”:
 Hôm qua em đi tỉnh về 
 Đợi em ở mãi con đê đầu làng 
 Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng 
 Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi! 
 ( Chân quê )
 Giọng thơ Nguyễn Bính cũng thường là giọng kể lể, tâm sự, giãi bày quen thuộc của thơ 
 dân gian:
 Nếu ca dao khi muốn thể hiện tình yêu, biểu lộ nỗi thương nhớ với chàng trai, người con 
 gái mượn hình ảnh “khăn” để giãi bày, tâm sự:
 “Khăn thương nhớ ai
 Khăn rơi xuống đất
 Khăn thương nhớ ai
 Khăn vắt lên vai
 Khăn thương nhớ ai
 Khăn chùi nước mắt
 (Ca dao)
 Đến thơ Nguyễn Bính, người nghệ sĩ chân quê ấy không mượn hình ảnh “khăn” nhưng để 
 thể hiện nỗi thương nhớ, sự mong ngóng với tình nhân, ông cũng sử dụng lối nói kể lể, phơi 
 bày cảm xúc:
 Bảo rằng cách trở đò giang,
 Không sang là chẳng đường sang đã đành. 
 Nhưng đây cách một đầu đình,
 Có xa xôi mấy cho tình xa xôi... 
 ( Tương tư)
 7

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_nghe_thuat_chan_que_trong_tho_nguyen_binh_mon_ngu.docx