Chuyên đề Kĩ năng làm văn biểu cảm - Bồi dưỡng HSG Ngữ văn 7

docx 16 trang thanh nguyễn 19/07/2025 30
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Kĩ năng làm văn biểu cảm - Bồi dưỡng HSG Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Kĩ năng làm văn biểu cảm - Bồi dưỡng HSG Ngữ văn 7

Chuyên đề Kĩ năng làm văn biểu cảm - Bồi dưỡng HSG Ngữ văn 7
 CHUYÊN ĐỀ 4: KĨ NĂNG LÀM VĂN BIỂU CẢM
I. LÍ THUYẾT
1. Khái niệm 
 Văn biểu cảm là kiểu bài tập làm văn rèn luyện cho học sinh năng lực phát biểu cảm nghĩ - 
tức là cảm xúc và suy nghĩ của mình trước một tác phẩm văn học, nghệ thuật (bài thơ, truyện, 
vở kịch...) hay một hiện tượng sự việc trong đời sống. Ở đây giới hạn trong tác phẩm văn học.
Làm kiểu bài tập làm văn này học sinh phải chú ý mấy điểm sau:
- Phát biểu cảm nghĩ thật của mình, nghĩa là những cảm xúc, suy nghĩ nảy sinh trong tâm hồn 
mình khi thưởng thức các tác phẩm văn nghệ nào đó, chứ không phải cảm nghĩ của người 
khác mà mình nghe được. Những cảm nghĩ đó một mặt bắt nguồn từ nội dung, hình tượng 
trong tác phẩm, mặt khác liên quan tới niềm quan tâm suy nghĩ của chính mình.
- Những cảm nghĩ của người làm bài phải dựa chắc vào nội dung tác phẩm, trên cơ sở hiểu 
biết về tác phẩm. Vì vậy, bài làm cần dẫn chứng các chi tiết, nhân vật làm cơ sở cho cảm xúc 
và suy nghĩ của mình.
- Để thể hiện cảm xúc, tình cảm đối với tác phẩm, người làm bài nên phát huy tưởng tượng, 
liên tưởng, liên hệ với thực tế thì bài làm mới hay.
- Bài viết phải có thứ tự, mạch lạc, lời văn phát biểu cảm nghĩ phải vừa chính xác, vừa gợi 
cảm mới thích hợp.
2. Đặc điểm văn biểu cảm
- Văn biểu cảm có đặc điểm luôn nhất quán một cảm xúc, tình cảm với sự vật, sự việc, con 
người được đề cập tới trong bài. Tình cảm đó có thể là tình yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình 
cảm với con người hay sự vật, sự việc, thậm chí có thể bộc lộ sự yêu ghét rõ ràng về chủ thể 
được nói tới.
- Đặc điểm của văn biểu cảm thể hiện ở lối biểu cảm trực tiếp như nói ra thành lời, sử dụng 
ngôn ngữ có tính biểu cảm cao như lời than, tiếng kêu, sử dụng các từ mang sắc thái tình 
cảm như yêu, ghét, nhớ nhung, thương mến
- Ngoài ra thì văn biểu cảm còn có cách bộc lộ cảm xúc một cách gián tiếp. Nghĩa là khi 
muốn bày tỏ tình cảm của mình đối với chủ thể người ta không trực tiếp nói ra cảm xúc của 
mình mà gửi gắm vào đó qua những câu chuyện hoặc hành động được miêu tả. Dạng này thì 
đòi hỏi người viết phải lồng ghép được yếu tố tự sự, miêu tả để mạch cảm xúc tuôn trào, 
người đọc dễ dàng nhận ra tình cảm được bộc lộ là gì.
Lưu ý: Trong bài viết văn biểu cảm có thể sử dụng các yếu tố khác (tự sự, miêu tả, thuyết 
minh, nghị luận). Nhớ chỉ là điểm xuyết để phục vụ cho thể loại chính. Các yếu tố này chỉ 
là phụ, phương tiện khơi gợi cảm xúc người viết nên khi viết tránh lạm dụng quá nhiều.
– Khi làm bài xác định thể loại văn học phải đọc kỹ đoạn văn, bài văn để tìm ra yếu tố chính 
được thể hiện trong bài, tránh nhầm lẫn, xác định sai.
2. Các bước làm văn biểu cảm
- Bước 1: Tìm hiểu đề bài
Đọc kỹ đề bài, xác định rõ đối tượng được đề cập tới
- Bước 2: Tìm ý chính
Tìm ý cho bài viết gồm các nội dung gì, đi theo trình tự nào. Chỗ nào sử dụng yếu tố biểu 
cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp. - Phân tích tác phẩm dựa vào nghệ thuật đến nội dung. Từ đó bày tỏ suy nghĩ của mình về 
tác phẩm đó.
- Đánh giá về nghệ thuật chung bao trùm trong toàn bộ tác phẩm.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại cảm nghĩ của mình được nêu ra về tác phẩm
– Mở rộng: So sánh với các tác phẩm khác cùng đề tài thấy cái hay của tác phẩm mình. Từ 
đó có đánh giá khách quan về nhận định của mình đối với tác phẩm.
Đề 1: Cảm nghĩ về thầy cô để lại cho em nhiều ấn tượng nhất
 Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vẫn có truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Thầy có là 
những người có công ơn dạy dỗ, dìu dắt chúng ta trong hành trình tìm đến với tri thức. Trong 
cuộc đời, mỗi người hẳn đều có một người thầy, cô giáo mà bản thân rất kính trọng. Và tôi 
cũng như vậy. Tài liệu của Nhung tây
 Người giáo viên mà tôi yêu quý và kính trọng nhất là cô Nguyễn Thu Hà. Cô là giáo 
viên chủ nhiệm của lớp tôi, cũng là giáo viên dạy môn Ngữ văn. Năm nay, cô ba mươi sáu 
tuổi. Khuôn mặt của cô trông rất hiền dịu. Nước da trắng hồng, cùng mái tóc dài ngang vai. 
Đôi mắt với ánh nhìn dịu dàng. Nụ cười của cô luôn rạng rỡ trên môi. Mỗi khi đến lớp, cô 
thường mặc những trang phục đơn giản, nhưng toát lên vẻ thanh lịch. Tôi cảm thấy cô rất 
xinh đẹp, trẻ trung.
Trong giờ học, cô là một giáo viên rất nghiêm khắc. Dù vậy, cô cũng rất tâm lí. Cô luôn dành 
thời gian để truyền đạt cho học sinh kiến thức của môn học một cách tốt nhất. Giọng nói của 
cô vừa truyền cảm, vừa ấm áp. Tôi rất yêu thích giọng nói của cô. Mỗi khi có bạn không chú 
ý nghe giảng, cô đều nhắc nhở nhẹ nhàng. Cô rất hay ở lại lớp trong những giờ ra chơi để trò 
chuyện cùng chúng tôi. Cô tâm sự với cả lớp rất nhiều điều: từ việc học tập, đến vấn đề trong 
cuộc sống. Nhờ có cô, tôi cảm thấy học được rất nhiều điều bổ ích.
Tôi còn nhớ mãi một kỉ niệm về cô. Hôm đó, cô gọi tôi lên bảng để kiểm tra bài cũ. Nhưng 
tối hôm trước, tôi đã không học bài do mải xem phim. Khi nghe cô hỏi, tôi không trả lời được 
câu hỏi. Lúc đó, tôi nhìn thấy ánh mắt của cô rất buồn. Từ trước tới nay, tôi luôn là một học 
sinh chăm chỉ. Việc xảy ra ngày hôm nay có lẽ đã khiến cô cảm thấy thất vọng. Cô không 
trách mắng, mà yêu cầu tôi về chỗ. Cả buổi học hôm đó, tâm trạng của tôi rất nặng nề. Tôi tự 
trách bản thân. Cuối buổi học, tôi đã chủ động lên xin lỗi cô. Lời nhắc nhở của cô khiến tôi 
còn nhớ mãi. Nhờ có cô, tôi mới ý thức học tập chăm chỉ hơn.
 “Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy” - Đó là câu tục ngữ đề cao vai trò của người 
giáo viên. Bởi vậy, tôi luôn tự nhắc nhở bản thân phải yêu quý và kính trọng cô giáo của 
mình.
Đề 2: Cảm nghĩ về tình bạn
Dàn ý tham khảo:
a. Mở bài: 
- Nêu lên cảm xúc chung về tình bạn: Tình bạn là thứ tình cảm cao quý, thiêng liêng của mỗi 
con người. 
b. Thân bài: 
- Cảm nhận về một người bạn tốt. 
- Hồi ức lại kĩ niệm về tình bạn thuở nhỏ và liên hệ tới tương lai.
- Tinh bạn gắn với những kí niệm vui buồn trong học tập và trong cuộc sống. 
- Niềm hạnh phúc khi có một người bạn tốt. 3. Kết bài
Cảm nghĩ của em về món quà, cũng như người tặng.
 Bài mẫu tham khảo
 Tuổi thơ là những ngày tháng rong chơi không lo nghĩ, là những nụ cười trong trẻo 
ngày nắng, những âm thanh vui vẻ lắng đọng ngày mưa. Tuổi thơ của tôi gói gọn trong một 
kỉ vật đến giờ vẫn được cất giữ trên vị trí đẹp nhất của tủ kính nơi phòng khách: con gấu bông.
 Con gấu bông này tôi được mẹ tặng vào dịp sinh nhật sáu tuổi, khi mà ngày khai trường 
vào lớp một đã cận kề. Tôi vẫn còn nhớ cảm giác hạnh phúc đến vỡ òa khi bóc từng lớp giấy 
bọc quà, nhìn thấy chiếc tai gấu lấp ló phía trong hộp bìa carton. Cảm giác nghẹn ngào, xúc 
động đến mức tôi nhảy cẫng lên hò reo khiến cả nhà nhìn tôi thích thú trêu chọc. Tôi đã thích 
gấu bông từ rất lâu rồi, khi sang nhà chị họ chơi và thấy chị có một chú gấu Teddy để trên 
bàn học, tuy nhiên tôi biết gia đình mình không quá khá giả, mẹ và bố phải làm việc vất vả 
để kiếm tiền trang trải học phí và những lần ốm đau của tôi. Do đó, tôi không hề năn nỉ hay 
xin bố mẹ mua bất cứ món quà nào cả. Tuy nhiên, có lẽ vì nhìn thấy sự thích thú của tôi với 
chú gấu bông kia và muốn động viên tôi học tốt nên mẹ đã mua tặng tôi vào ngày sinh nhật 
món quà tuyệt vời đến vậy.
Tôi rất thích chú gấu mẹ tặng và đặt tên nó là Nhỏ, vì em cũng nhỏ xinh thôi, không quá to, 
vừa đủ để tôi ôm đi ngủ. Từ khi có chú gấu Nhỏ, tôi luôn mang theo em khi sang nhà hàng 
xóm chơi trò gia đình, em sẽ là em bé, tôi chăm em, cho em ăn, dỗ dành em khi ngủ... Tôi 
may áo cho em mặc, làm mọi thứ từ những tờ giấy lịch hay bất kể thứ gì tôi nghĩ ra để em có 
"một cuộc sống sung túc nhất".
Nhỏ toàn thân có màu nâu xám, đôi mắt đen láy như hai hạt nhãn và chiếc mũi xinh xinh hình 
tam giác. Tôi luôn cố gắng giữ gìn em, tuy nhiên có một ngày tôi ôm em sang nhà hàng xóm 
chơi như thường lệ, thì tôi làm em rách bục chỉ ở tay vì bị mắc vào đinh ở trên tường. Tôi lúc 
đó rất sợ, sợ vì mẹ sẽ trách mắng, lại buồn, buồn vì đây là món quà mẹ tặng, tôi không muốn 
em bị hỏng chút nào.
Tôi và một chị hàng xóm đã lấy kim chỉ và khâu lại nhưng vẫn bị lòi bông ra ngoài. Tôi càng 
trở nên lo lắng. Khi mẹ biết chuyện, mẹ đã khâu lại giúp tôi, cười và nói: mẹ rất tự hào khi 
tôi biết tự khâu lại vì lúc đó tôi còn nhỏ, nhưng cũng lưu ý tôi không nên quá lo lắng về những 
chuyện vô tình xảy ra, cứ thoải mái đón nhận và chuyện gì cũng có cách giải quyết. Khi ấy, 
tôi vẫn chưa hiểu rõ lời mẹ nói, nhưng giờ đây nhớ lại, tôi đã có thể hiểu phần nào. Tôi đã 
không còn luống cuống khi gặp phải tình huống bất ngờ nữa. Thay vào đó, tôi bình tĩnh hơn 
và suy nghĩ tìm cách giải quyết, nếu việc nào khó quá, tôi sẽ đi tìm người nào đó có thể giúp 
mình. Tài liệu của Nhung tây
 Đó là bài học đầu tiên mẹ dạy tôi - một đứa trẻ nhỏ luôn lo lắng, luôn sợ hãi. Giờ đây, 
khi tôi đã lớn hơn, em gấu Nhỏ được mẹ cất trong ngăn tủ ở phòng khách, thỉnh thoảng được 
mẹ mang đi giặt cho đỡ bụi bặm. Mỗi khi nhìn thấy em gấu, tôi luôn tự nhủ với bản thân phải 
cố gắng, không được làm mẹ phiền lòng, phải mạnh mẽ và luôn bình tĩnh, lạc quan.
Đề 4: Biểu cảm về nụ cười của mẹ
 Người ta thường bảo, ánh sáng mặt trời là thứ chói lóa và ấm áp nhất. Nhưng riêng em 
thì thấy không phải vậy. Thứ luôn tỏa sáng ấm áp, đem đến cảm giác hạnh phúc, tươi vui, đối 
với em chính là nụ cười của mẹ.
 Mẹ của em là một nhân viên bán hàng ở siêu thị, nên công việc của mẹ luôn rất bận rộn 
và vất vả. Dù thế, khi nào mẹ cũng luôn nở nụ cười rạng rỡ để chào đón mọi người. Mỗi ngày, 
khi trở về nhà sau tám tiếng làm việc vất vả, mẹ chẳng được nghỉ ngơi, mà lao vào làm ngay lan tỏa. Phượng đến cùng những tiếng ve, cùng nắng thắp lửa cho mùa hè. Và bắt đầu đánh 
ghi những dấu mốc quan trọng của đời học sinh.
Phượng mang mùa hạ đến, mùa thi, mùa chia ly, mùa của những vấn vương lưu luyến một 
thời cắp sách đên trường. Khi sắc phượng dần nhuộm đỏ sân trường cũng là khi những kỳ thi 
quan trọng đang đến gần. Phuượng đã theo tôi những ngày chuyển cấp lên trung học phổ 
thông, giúp tôi lưu giữ cảm xúc luyến tiếc mái trường tiểu học 5 năm gắn bó. Những trang 
nhật ký kẹp cánh phượng đỏ, lan tràn những dòng lưu bút cho tuổi học trò tươi đẹp nhiều vấn 
vương. Để một mai rời xa mái trường thân yêu, để một mai khôn lớn trưởng thành, mở trang 
nhật ký cùng cánh hoa phượng đã bị thời gian hong khô, ta bồi hồi xao xuyến nhớ lại một 
thời đã qua.
Năm tháng như một tên trộm vô hình, lặng lẽ chôn vui ký ức của chúng ta. Trong bộn bề ký 
ức của ngày hôm qua, có những điều chúng ta nhớ nhưng cũng có những điều chúng ta quên. 
Thế mà cây phượng những tưởng vô tri vô giác ngoài kia lại nhớ rõ từng ký ức. Thời gian 
qua đi, chúng ta trưởng thành, phượng cũng già đi, bao lần thay lá thay hoa, bao lần rực đỏ 
sân trường. Nhưng phượng vẫn thầm lặng ghi nhớ những kỉ niệm học trò cho lớp lớp họ sinh. 
Nó vẫy tay chào đón từng lớp, từng lớp đến với mái trường này rồi tạm biệt từng lớp từng lớp 
tốt nghiệp, rời đi. Nó chứng kiến bao vui buồn tuổi học trò, bao giận hờn vu vơ và bao âu lo 
mỗi mùa thi đến. Thật thân yêu biết bao!
Có lẽ vì những lí do đó, người ta dần đưa cây phượng trở thành biểu tượng của tuổi học trò. 
Nhắc đến cây phượng là nhắc đến quãng đời nhiều xúc cảm đó, nhắc tới những tháng năm 
một đi không trở lại. Nó không cần làm gì, chỉ yên lặng đứng ở đó cũng có thể đi vào lòng 
chúng tôi, trở thành hối ức quan trọng mà chúng tôi lưu giữ. Hoa phượng không biết tự khi 
nào đã trở thành 1 phần máu thịt của tôi. Nó là tình yêu của tôi, là nỗi nhớ tôi dành trọn cho 
1 thời học trò tươi đẹp và rực rỡ.
 Thời gian qua đi, tôi sẽ còn đến những ngôi trường thân thương khác trong cuộc đời 
mình. Những năm tháng học trò của tôi vẫn sẽ tiếp tục. Và tôi sẽ con được thấy hoa phượng 
đỏ nhiều lần nữa. Nhưng ngay cả đến khi trưởng thành, tôi vẫn sẽ hoài niệm về những đốm 
lửa cháy sáng cùng những ngây ngô và ước mơ một thời của tôi.”Những chiếc giỏ xe chở đầy 
hoa phượng. Em chở mùa hè của tôi đi đâu...
Đề 6: Viết bài văn biểu cảm bày tỏ tình cảm của em với người mẹ của mình.
 "Đêm nay con ngủ giấc tròn
 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời."
 Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được nghe tiếng 
ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không được chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi 
trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, 
có ai sẵn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ.
 Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương 
và mang ơn nhất trên đời này. Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì 
không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh... mà mẹ chỉ có 
khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vầng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40, của bao âu lo 
trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nữ khác ở cái vẻ 
đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm.cCó những lúc tôi cũng 
nghĩ vậy nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. 
Tôi có cảm giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều 
yêu thương đến thế. Dường như một dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào 
sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, ... qua tất cả những gì 

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_ki_nang_lam_van_bieu_cam_boi_duong_hsg_ngu_van_7.docx