Chuyên đề Kĩ năng làm bài văn thuyết minh - Bồi dưỡng HSG Ngữ văn 7

docx 31 trang thanh nguyễn 19/07/2025 30
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Kĩ năng làm bài văn thuyết minh - Bồi dưỡng HSG Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Kĩ năng làm bài văn thuyết minh - Bồi dưỡng HSG Ngữ văn 7

Chuyên đề Kĩ năng làm bài văn thuyết minh - Bồi dưỡng HSG Ngữ văn 7
 CHUYÊN ĐỀ 5: KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH
I. Khái niệm
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp tri thức về: 
đặc điểm, tính chất, nguyên nhâncủa các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng 
phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
II. Yêu cầu
- Tri thức trong văn bản thuyết minh phải khách quan, xác thực, hữu ích cho mọi người.
- Văn thuyết minh cần trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn.
* Trong văn bản thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả, biện pháp nghệ thuật làm 
cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, hấp dẫn.
III. Phân loại văn thuyết minh
 Văn thuyết minh là văn bản thông dụng trong đời sống, mới được đưa vào trong CT và 
SGK Ngữ Văn lớp 8, lớp 9 và tiếp tục nâng cao ở lớp 10. Có rất nhiều lĩnh vực cần đến văn 
thuyết minh và văn thuyết minh và những dạng cơ bản: 
1. Thuyết minh về một con vật, cây cối
Đây là loại văn thuyết minh về các vật khá quen thuộc với đời sống nhằm giới thiệu đặc điểm 
công dụng của nó 
2. Thuyết minh về một đồ dùng, sản phẩm
 Khác với thuyết minh một cách làm, nhằm giới thiệu quy trình tạo ra sản phẩm; thuyết 
minh một đồ dùng, một sản phẩm, chủ yếu nhằm giới thiệu đặc điểm và công dụng của sản 
phẩm (đã làm ra).
3. Thuyết minh về một phương pháp (cách làm)
 Đây là dạng văn bản chủ yếu nhằm giới thiệu cách thức tạo ra một sản phẩm nào đó. Vì 
thế nội dung thường nêu lên các điều kiện, cách thức, quy trình sản xuất cùng với yêu cầu về 
chất lượng sản phẩm đó.
4. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử
 Dạng bài văn thuyết minh này gần với thuyết minh một sản phẩm. Chỉ khác ở chỗ, đây là 
“sản phẩm” của thiên nhiên kì thú và sản phẩm tiêu biểu cho lịch sử phát triển của nhân loại, 
do con người tạo ra. Đó là những sản phẩm có giá trị và ý nghĩa to lớn đối với một dân tộc 
cũng như toàn thế giới.
5. Thuyết minh một thể loại văn học
 Dạng bài này nhằm giới thiệu đặc điểm về nội dung và hình thức của một thể loại văn học 
nào đó.
6. Thuyết minh về một tác giả, tác phẩm văn học
 Dạng bài văn nhằm giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp của một tác giả văn học hoặc giới 
thiệu về một tác phẩm nghệ thuật: hoàn cảnh ra đời, nội dung, hình thức và các giá trị của tác 
phẩm đó.
IV. Phương pháp thuyết minh
 1. Phương pháp nêu định nghĩa
VD: Giun đất là động vật có đốt, gồm khoảng 2500 loài, chuyên sống ở vùng đất ẩm.
2. Phương pháp liệt kê
VD: Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người: thân cây làm máng, lá làm 
tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, 
kho thịt, nấu canh, làm nước mắm
3. Phương pháp nêu ví dụ Thuyết minh và biểu cảm tưởng như hai văn bản ít liên quan đến nhau, song lại có mối 
quan hệ khăng khít. Hai văn bản này có những nét phân biệt rõ ràng. Thuyết minh thiên về 
giới thiệu, nhằm thuyết phục người đọc (người nghe) bằng số liệu, sự kiện cụ thể, một cách 
khách quan còn biểu cảm thiên về bộc lộ tình cảm, tư tưởng chủ quan (có trực tiếp hoặc gián 
tiếp). Thuyết minh thường chỉ tóm tắt tinh thần chính của đối tượng để thuyết phục người 
nghe (người đọc), giúp họ nắm được một cách căn bản đặc điểm và tác dụng của đối tượng. 
Trong khi đó, biểu cảm thường đi sâu hơn bản chất của đối tượng thấy rõ nhận thức cũng như 
thái độ của chủ thể, để cùng rung cảm, nhận thức và hành động theo chủ thể. Đối với thuyết 
minh, tuy có sự phân biệt rõ ràng hơn, nhưng khi bộc lộ quan điểm của chủ thể trong văn biểu 
cảm về một giai đoạn, một tác gia văn học, người ta không thể không giới thiệu một cách 
tổng quát về giai đoạn hay tác gia đó. Nghĩa là trong văn biểu cảm với thuyết minh có mối 
quan hệ đan xen.
4. Thuyết minh trong văn bản nghị luận
 Thuyết minh là trình bày, giới thiệu hoặc giải thích về đặc điểm, tính chất, nguồn gốccủa 
các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội nhằm cung cấp cho người đọc, người nghe những 
tri thức chính xác, khách quan, trung thực. Còn nghị luận là bàn bạc, trình bày tư tưởng, quan 
điểm và thái độ của người viết một cách trực tiếp. Để thuyết phục người đọc về ý kiến, quan 
điểm của mình đã nêu ra, người viết bài văn nghị luận thường nêu các luận điểm, luận cứ và 
sử dụng các thao tác lập luận. Trong bài văn nghị luận có sử dụng yếu tố thuyết minh để tạo 
sự thuyết phục cho luận điểm bằng việc trình bày một cách chính xác khách quan, khoa học 
vấn đề ở nhiều góc nhìn (lí thuyết, thực tiễn). Ngược lại trong văn thuyết minh để nhấn mạnh 
thái độ của mình về nguồn gốc, đặc điểm, tính chấtcủa đối tượng thì văn thuyết minh có sử 
dụng kết hợp yếu tố nghị luận.
5. Khả năng cung cấp thông tin của các kiểu bài văn thuyết minh, sử dụng kết hợp các 
phương thức biểu đạt
 Nhiệm vụ chủ yếu của VB thuyết minh là trình bày các đặc điểm cơ bản của đối tượng 
được thuyết minh, cung cấp cho chúng ta những thông tin khách quan về sự vật, hiện tượng, 
giúp chúng ta hiểu biết một cách đầy đủ, đúng đắn. Đây cũng chính là một đặc điểm quan 
trọng của VB thuyết minh, làm cho nó khác với các kiểu VB khác. Các tri thức trong VB 
thuyết minh không thể hư cấu,bịa đặt, tưởng tượng mà nó phải luôn luôn trung thực và phù 
hợp với thực tế. Đặc biệt người viết phải tôn trọng sự thật. Vì thế nó luôn có tính chất thực 
dụng, chỉ làm nhiệm vụ cung cấp tri thức là chính.
 Văn thuyết minh nhằm cung cấp những thông tin xác thực về sự vật, hiện tượng, giúp người 
đọc, người nghe nắm được đặc trưng, bản chất, cấu tạo, tính năng, tác dụng.của sự vật. Nội 
dung những văn bản thuyết minh thường chứa đựng những tri thức về đối tượng được giới 
thiệu thuyết minh. Do vậy muốn làm được VB thuyết minh cần phải tiến hành điều tra, nghiên 
cứu, học hỏi để nắm bắt được những tri thức về đối tượng thì những nội dung thuyết minh 
mới có tác dụng thông tin cao.
 Không những thế, văn thuyết minh còn có mục đích giúp người đọc, người nghe hiểu đúng, 
hiểu rõ về bản chất của sự vật, hiện tượng. Mỗi bài văn thuyết minh nhằm trả lời các câu hỏi: 
sự vật (hiện tượng) ấy là gì? có đặc điểm gì? có lịch sử hình thành, phát triển ra sao?có công 
dụng, lợi ích gì? vì sao như vậy?.Bởi vậy khi thuyết minh phải tuân theo những đặc điểm, 
quy luật nội tạng của sự vật, hiện tượng. Những sự nhận xét, đánh giá của đối tượng không 
theo chủ quan của người nói, người viết mà phải dựa trên tính chất khách quan của chúng, 
giúp con người hiểu được đặc trưng, tính chất của sự vật và biết cách sử dụng chúng vào mục vòng cung kia gọi là ô quan. Đặt vào mỗi bên một viên sỏi to hoặc một viên đá to có kích 
thước lớn, màu sắc khác nhau để phân biệt
Sau khi đã chuẩn bị xong xuôi, hai người chơi được chia làm 2 đội: đội A và đội B. Để cho 
công bằng thì hai bên oẳn tù tì xem bên nào thắng tức là bên đấy được quyền xuất quân trước. 
Người chơi bên đội A (hoặc đội B) người viên thắng dùng 5 quân trong 10 ô bất kì rải lần 
lượt vào các ô còn lại xuôi ngược tùy ý bao gồm cả ô quan lớn. Tuy nhiên việc chia vào cả ô 
quan còn phụ thuộc vào cách chơi ở từng vùng miền. Đến khi 5 viên đá hay sỏi ta đã rải hết 
ở các ô thì ta có quyền lấy sỏi ở ô tiếp theo để tiếp tục rải. Cho đến khi nào viên sỏi cuối cùng 
được dùng cách khoảng là một ô trống thì số sỏi ở ô bên cạnh được bỏ ra ngoài và thuộc về 
người vừa rải chỗ đá hoặc sỏi ấy. Và đến khi nào viên sỏi cuối cùng dừng lại ở 2 ô trống liên 
tiếp thì người đó coi như là mất lượt và phải nhường lại để bên B đi quân của mình. Người 
chơi tiếp theo cũng chơi tương tự như bên A chơi. Và cứ thế hai người đi quân cho đến khi 
số quân ở từng ô hết. Người nào có số viên đá hay sỏi nhiều hơn thì người đó thắng. Và còn 
một điều chú ý nữa ở đây đó là 1 quan được quy đổi thành 5 hay 10 dân còn phụ thuộc vào 
thỏa thuận của người chơi ban đầu.
Mặc dù nghe có vẻ chơi đơn giản nhưng để chiến thắng thì người chơi phải tính toán thật 
nhanh, đòi hỏi sự nhanh trí, bởi để tính toán cho bước đi tiếp theo sao cho có thể ăn được 
nhiều quân thì người chơi chỉ có thể suy nghi nhiều nhất trong 30 giây.
Có thể nói, việc chơi trò ô ăn quan không chỉ đem lại niềm vui cho các bạn thiếu nhi, cho 
những cô cậu học trò sau một giờ học căng thẳng ở trường. Hơn nữa khi chơi trò chơi này, nó 
sẽ thu hẹp khoảng cách giữa hai người chơi, tạo nên sự gần gũi, gắn kết tình bạn trở nên khăng 
khít. Rèn luyện cho người chơi kĩ năng tính toán tốt, xử lí tình huống một cách nhanh chóng.
 Hơn nữa việc chơi ô ăn quan cũng góp phần bảo vệ một nét đẹp truyền thống văn hóa của 
dân tộc. Như vậy, trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, việc gìn giữ và phát triển 
trò chơi ô ăn quan này càng ngày càng quan trọng và cần được lưu tâm. Mong rằng trò chơi 
này sẽ được phổ biến rộng hơn để nhiều bạn trẻ ở mọi lứa tuổi có thể tiếp cận được, góp phần 
nuôi dưỡng tâm hồn cũng như phát triển trí óc cho các bạn.
Đề 2: Thuyết minh về chiếc nón lá
I. MỞ BÀI
1. Mở bài 1
 “Quê hương là cầu tre nhỏ
 Mẹ về nón lá nghiêng tre”.
Nón lá là một vật dụng quen thuộc đã đi vào thơ ca Việt Nam tự bao giờ. Nón lá đã góp phần 
tạo nên vẻ đẹp, duyên dáng cho người phụ nữ Việt Nam.
Mở bài 2: Từ lâu, chiếc nón lá đã trở thành vật dụng quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam. 
Hình ảnh thiếu nữ mặc tà áo dài thướt tha bên chiếc nón bài thơ đã làm nên bản sắc của đất 
nước. Có thể nói, chiếc nón lá là một phần hồn, một phần người, một phần trầm tích của nền 
văn hóa xứ sở.
II. THÂN BÀI
1. Lịch sử về chiếc nón lá
- Nón lá xuất hiện đã rất lâu. Nó đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ và trống đồng 
Đông Sơn từ mấy ngàn năm về trước. b. Trong cuộc sống hiện đại
- Trong sinh hoạt hàng ngày.
- Trong các lĩnh vực khác.
+ Nghệ thuật: Chiếc nón lá đã đi vào thơ ca nhạc hoạ.
+ Du lịch: hình ảnh nón lá đóng góp gì trong du lịch ?
c. Bảo quản
Chiếc nón lá phủ lên 2 mặt 1 lớp nhựa thông pha với dầu hỏa. Cóp nón khâu thêm 1 mảnh 
vải nhỏ để bảo vệ khỏi va quệt trầy xước khi sử dụng.
III. Kết bài
- Chiếc nón lá không chỉ là đồ vật có nhiều công dụng mà còn góp phần thể hiện vẻ đẹp duyên 
dáng của người phụ nữ Việt Nam.
- Chiếc nón lá còn là nguồn đề tài phong phú cho các văn nghệ sĩ. Một trong những bài hát 
nói về chiếc nón được mọi người yêu thích là Chiếc nón bài thơ.
- Chiếc nón lá sẽ mãi mãi tồn tại trong đời sống, trong nền văn hóa của người Việt Nam.
ĐỀ 3: THUYẾT MINH VỀ CHIẾC ÁO DÀI
I. MỞ BÀI: Giới thiệu về chiếc áo dài
 Chiếc áo quê hương dáng thướt tha
 Non sông gấm vóc mở đôi tà
 Tà bên Đông Hải lung linh sóng
 Tà phía Trường Sơn rực rỡ hoa
 Vạt rộng Nam phần chao cánh gió
 Vòng eo Trung bộ thắt lưng ngà
 Nhịp tim Hà Nội nhô gò ngực
 Hương lúa ba miền thơm thịt da.
Không biết tự bao giờ hình ảnh chiếc áo dài đi vào thơ ca một đỗi thân thuộc và yêu thương. 
Mỗi quốc gia đều có một quốc phục riêng, và chiếc áo dài là quốc phụ của Việt Nam. Áo dài 
là niềm tự hào dân tộc của mỗi người dân Việt Nam.
II. THÂN BÀI
1. Lịch sử, nguồn gốc
- Thời chúa Nguyễn Phúc Kháng: Do chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nên đến cuối 
thế kỉ 16 thì ăn mặc của người Việt vẫn giống người Phương Bắc. Trước làm song xâm nhập 
này, vua ban hành mọi người dân Việt đều mặc quần không đáy.
- Thời vua Minh Mạng: Cho đến thế kỉ 17 phong tục mặc váy vẫn được duy trì.
- Áo dài Le mor: Biến chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau
- Áo dài Lê Phổ: Bỏ bớt những nét lai căng, cứng cỏi của áo Le Mur, đồng thời đưa thêm các 
yếu tố dân tộc để tạo thành áo dài
- Đời sống mới: Chiếc áo dài giờ vẫn có hai tà và ôm sát người.
2. Cấu tạo
- Cổ áo: Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5cm, thường khoét chữ v ở trước. Ngày nay, kiểu 
cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U, cổ tròn,.
- Thân áo: May vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chít ở hai bên. Cúc áo 
dài thường là cúc bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Ngày nay đã có sự 
biến tấu nhiều với chiếc áo dài.

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_ki_nang_lam_bai_van_thuyet_minh_boi_duong_hsg_ngu.docx