Chuyên đề Kĩ năng làm bài đọc hiểu - Bồi dưỡng HSG Ngữ văn 7

docx 13 trang thanh nguyễn 19/07/2025 20
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Kĩ năng làm bài đọc hiểu - Bồi dưỡng HSG Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Kĩ năng làm bài đọc hiểu - Bồi dưỡng HSG Ngữ văn 7

Chuyên đề Kĩ năng làm bài đọc hiểu - Bồi dưỡng HSG Ngữ văn 7
 CHUYÊN ĐỀ 7: KĨ NĂNG LÀM BÀI ĐỌC HIỂU
I. LÍ THUYẾT
1. Đọc hiểu văn bản là gì?
- Là hoạt động tìm và giải mã ý nghĩa của một văn bản
- Trong đề thi thì đọc hiểu còn được hiểu là câu hỏi, dạng bài tập kiểm tra việc lĩnh hội các 
phương diện, hình thức, nội dung của văn bản.
2. Cấu trúc của câu hỏi đọc hiểu văn bản
- Bài tập phần đọc hiểu gồm 2 phần
* Phần văn bản cần đọc hiểu ( Ngữ liệu)
+ Phong cách ngôn ngữ: Thơ, văn, báo chí, chính luận..
+ Xuất xứ: Trong sách giáo khoa Ngữ văn, ngoài sgk
+ Nội dung: Rất đa dạng và phong phú
* Câu hỏi đi kèm
+ Xác định kiểu văn bản: Phương thức biểu đạt
Lưu ý cách hỏi: Đề thường hỏi phương thức biểu đạt chính
+ Thể loại
+ Xác định các yếu tố liên quan đến hình thức của văn bản: Cách dùng từ, đặt câu, biện 
pháp tu từ, liên kết câu..
+ Xác định nội dung của văn bản
+ Vận dụng hiểu biết xã hội để nêu suy nghĩ, quan điểm về vấn đề có liên quan.
3. Các yêu cầu làm bài đọc hiểu
- Yêu cầu:
+ Hình thức: Trả lời ngắn ngọn bằng các câu văn hoặc đoạn văn ngắn
+ Nội dung: Đầy đủ thông tin, đúng trọng tâm
- Kiền thức, kĩ năng cần có Tài liệu của nhung tây
+ Kiến thức: Kiến thức của môn Ngữ văn, kiến thức xã hội
+ Kĩ năng: Giải thích từ ngữ, khái niệm - xác định chủ đề của văn bản - kĩ năng viết các 
đoạn văn nghị luận ngắn - năng lực cảm thụ ( Văn chương nghệ thuật)
1. Xác định phương thức biểu đạt.
- Tự sư: Có nhân vật, có đối thoại, có sự việc, có kết quả
- Nghị luận: Đưa ra quan điểm, luận cứ, lí lẽ, dẫn chứng
- Miêu tả: Sử dụng nhiều những từ ngữ gợi tả giúp người đọc người nghe tưởng tượng ra 
những hình ảnh, âm thanh.
- Thuyết minh: Cung cấp kiến thức về các bộ môn khoa học, đời sống
- Biểu cảm: thể hiện tình cảm, cảm xúc
- Hành chính:
Lưu ý: Khi ngữ liệu đọc hiểu là thơ -> thì phương thức biểu đạt thường là Biểu cảm
Khi ngữ liệu đọc hiểu là văn xuôi -> Thì thường là Nghị luận
2. Xác định thể thơ
- Phương pháp tìm ta chỉ cần đếm số câu, số chữ là biết được thể thơ
II. Đặc điểm của kiểu bài đọc hiểu văn bản
Những kiểu câu hỏi thường sử dụng ở phần Đọc hiểu
- Ở dạng câu hỏi nhận biết: Thường hỏi xác định phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, tìm 
từ ngữ, hình ảnh, xác định cách trình bày văn bản - Câu hỏi 1:
+ Xác định thể thơ bằng cách đếm số chữ trong từng câu thơ. Thông thường trong bài người 
ra đề sẽ cho vào các thể thơ bốn chữ/ năm chữ/ bảy chữ/ lục bát
+ Các thể thơ trung đại như thất ngôn bát cú (7 chữ/ câu, 8 câu/bài), thất ngôn tứ tuyệt (7 
chữ/ câu, 4 câu/ bài) xác định bằng cách đếm số chữ trong một câu và số câu trong một 
bài. (Các thể thơ thuộc giai đoạn trung đại trong đề thường ít cho nhưng phải nắm được cách 
xác định)
- Câu hỏi 2: Đưa nội dung chính của khổ thơ, tức là dụng ý cuối cùng của tác giả.
Ví dụ:
 Dữ dội và dịu êm
 Ồn ào và lặng lẽ
 Sông không hiểu nổi mình
 Sóng tìm ra tận bể.
=> Nội dung: Trạng thái của con sóng và các cung bậc cảm xúc của tình yêu trong trái tim 
người con gái đang yêu.
- Câu 3: phân tích khổ thơ như bình thường, tức là đi từ nghệ thuật đến nội dung của khổ thơ. 
Xác định nội dung khổ thơ theo trình tự sau: Lớp nghĩa trên bề mặt (diễn xuôi câu thơ) -> 
liên tưởng, tưởng tượng (các hình ảnh thơ trong câu thơ) -> Dụng ý của tác giả
2. Là đoạn văn
- Câu 1 (Thường là xác định phong cách ngôn ngữ/ Phương thức biểu đạt/Thao tác lập luận 
của đoạn trích):
* Có một số loại phong cách ngôn ngữ cơ bản sau:
a. Khẩu ngữ (Sinh hoạt): được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, là ngôn ngữ sinh hoạt 
đời thường với ba hình thức chủ yêu là trò chuyện, nhật kí, thư từ; tồn tại chủ yếu dưới 
dạng nói.
Các đặc điểm ngôn ngữ:
+ Mang đậm dấu ấn cá nhân
+ Dùng những từ ngữ mang tính cụ thể, giàu hình ảnh và cảm xúc.
+ Những từ ngữ chỉ nhu cầu về vật chất và tinh thần thông thường (ăn, ở, đi lại, vui chơi, giải 
trí,) chiếm tỉ lệ lớn
=> Một số hiện tượng nổi bật: lớp từ ngữ chỉ tồn tại trong phong cách này như tiếng tục, tiếng 
lóng, sử dụng nhiều từ láy, đặc biệt là các từ láy tư (đỏng đa đỏng đảnh, hậu đà hậu đậu, 
tầm bậy tầm bạ,.) dùng cách nói tắt (hihu, ) sử dụng kết hợp từ không có quy tắc (xấu 
điên xấu đảo, xấu như con gấu,) Tài liệu của nhung tây
+ Thường sử dụng câu đơn, đặc biệt là những câu cảm thán, câu chào hỏi
+ Kết cấu trong câu có thể tỉnh lược tối đa hoặc dài dòng, lủng củng .
b. Khoa học: dùng trong nghiên cứu, học tập với ba hình thức chuyên sâu, giáo khoa và 
phổ cập; tồn tại chủ yếu dưới dạng viết.
Các đặc điểm ngôn ngữ:
+ Sử dụng nhiều và chính xác các thuật ngữ khoa học.
+ Sử dụng các từ ngữ trừu tượng, không biểu lộ cảm xúc cá nhân.
+ Các đại từ ngôi thứ ba và ngôi thứ nhất với ý nghĩa khái quát được sử dụng nhiều như 
người ta, chúng ta, chúng tôi
+ Câu hoàn chỉnh, cú pháp câu rõ ràng, chỉ có một cách hiểu.
+ Câu ghép điều kiện – kết quả thường được sử dụng phổ biến trong phong cách ngôn ngữ 
này, chứa nhiều lập luận khoa học và khả năng logic của hệ thống. - Dùng ngôn ngữ để kể lại một - Có sự kiện, cốt truyện
 hoặc một chuỗi các sự kiện, có mở 
 Tự sự - Có diễn biến câu chuyện
 đầu -> kết thúc
 - Có nhân vật
 - Ngoài ra còn dùng để khắc họa 
 1 nhân vật (tính cách, tâm lí...) hoặc - Có các câu trần thuật/đối 
 quá trình nhận thức của con người thoại
 Miêu tả Dùng ngôn ngữ để tái hiện lại - Các câu văn miêu tả
 những đặc điểm, tính chất, nội tâm 
 2 - Từ ngữ sử dụng chủ yếu là 
 của người, sự vật, hiện tượng
 tính từ
 Biểu cảm Dùng ngôn ngữ bộc lộ cảm xúc, - Câu thơ, văn bộc lộ cảm 
 thái độ về thế giới xung quanh xúc của người viết
 3
 - Có các từ ngữ thể hiện 
 cảm xúc: ơi, ôi....
 Thuyết minh Trình bày, giới thiệu các thông - Các câu văn miêu tả đặc 
 tin, hiểu biết, đặc điểm, tính chất điểm, tính chất của đối 
 của sự vật, hiện tượng tượng
 4
 - Có thể là những số liệu 
 chứng minh
 Nghị luận Bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm - Có vấn đề nghị luận và 
 bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của quan điểm của người viết
 người nói, người viết rồi dẫn dắt, 
 - Từ ngữ thường mang tính 
 thuyết phục người khác đồng tình 
 khái quát cao (nêu chân lí, 
 với ý kiến của mình
 5 quy luật)
 - Sử dụng các thao tác: lập 
 luận, giải thích, chứng minh
 Hành chính - Là phương thức giao tiếp giữa Nhà - Hợp đồng, hóa đơn...
 công vụ nước với nhân dân, giữa nhân dân 
 - Đơn từ, chứng chỉ...
 với cơ quan Nhà nước, giữa cơ 
 6 quan với cơ quan, giữa nước này (Phương thức và phong cách 
 và nước khác trên cơ sở pháp lí. hành chính công vụ thường 
 Tài liệu của nhung tây không xuất hiện trong bài 
 đọc hiểu)
* Thao tác lập luận 3 Từ ghép Là những từ phức được tạo Quần áo, ăn uống, chợ búa.
 ra bằng cách ghép các tiếng 
 có quan hệ với nhau
4 Từ láy Là những từ phức có quan Long lanh, âm ỉ
 hệ láy âm giữa các tiếng
5 Thành ngữ Loại từ có cấu tạo cố định, Có chí thì nên, kiến bò miệng chén
 có vai trò như một từ
6 Tục ngữ Những câu nói tổng kết kinh Ngựa non háu đá; chó treo, mèo 
 nghiệm dân gian đậy
7 Nghĩa của từ Là nội dung (sự vật, tính Bàn, ghế, văn, toán
 chất, hoạt động, quan hệ) 
 mà từ biểu thị
8 Từ nhiều là từ mang những sắc thái ý Lá phổi của thành phố
 nghĩa nghĩa khác nhau do hiện 
 tượng chuyển nghĩa của từ 
 mang lại
9 Hiện tượng Là hiện tượng tạo ra thêm Bà em đã 70 xuân
 chuyển nghĩa nghĩa mới cho một từ đã có 
 của từ trước đó tạo ra từ nhiều 
 nghĩa (nghĩa gốc (đen) -> 
 nghĩa chuyển (bóng))
10 Từ đồng âm Là những từ có cách phát Con ngựa đá con ngựa đá
 âm giống nhau nhưng 
 Tài liệu của nhung tây
 không liên quan tới nhau về 
 mặt ngữ nghĩa
11 Từ đồng Là những từ có nghĩa giống Heo – lợn, ngô – bắp, chết – hi 
 nghĩa hoặc gần giống nhau sinh.
12 Từ trái nghĩa Là những từ có ý nghĩa trái Béo – gầy, chăm – lười, xinh – 
 ngược nhau xấu
 Biện pháp lặp lại từ ngữ Không có kính rồi xe không có 
 (hoặc cả câu) để làm nổi bật đèn
 ý, gây cảm xúc mạnh
 Không có mui xe thùng xe có 
21 Điệp ngữ
 xước
22 Chơi chữ Lợi dụng những đặc sắc về Con mèo cái nằm trên mái kèo
 âm, về nghĩa của từ để tạo 
 sắc thái dí dỏm, hài 
 hướclàm câu văn hấp dẫn 
 hơn
 Cách mở bài nghị luận văn học
I. Cấu trúc của một mở bài
- Dẫn dắt vấn đề: Đi từ vấn đề liên quan (một câu nói, ý kiến, nhận định) để dẫn người đọc, 
người nghe vào vấn đề bàn luận hay tình huống có vấn đề đặt ra ở đề bài. 
- Nêu vấn đề: Nêu vấn đề một cách ngắn gọn, chú ý nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài và 
phải nêu một cách khái quát. 
-Giới hạn vấn đề: Nêu được phạm vi bàn luận (1 đề tài, 1 tác phẩm hay nhiều tác phẩm, 1 
đoạn/khổ trong tác phẩm...)
- Nhận định về tầm quan trọng của vấn đề, ý nghĩa của vấn đề đối với cuộc sống, xã hội 
(không nhất thiết phải có, tùy thuộc vào từng nội dung). 
II. Làm thế nào để có một một mở bài hay?
Để có một bài hay, người viết cần tuân thủ các yêu cầu sau:
1. Ngắn gọn (khoảng 3 đến 4 câu văn): Mở bài cần ngắn gọn, tránh dài dòng, lan man dễ gây 
lạc đề.
2. Đầy đủ: Nêu được vấn đề cần nghị luận; phạm vi tư liệu, thao tác nghị luận chính.
3. Độc đáo: Tạo ra sự chú ý cho người đọc về vấn đề cần nghị luận bằng những liên tưởng 
khác lạ, hoặc dẫn dắt những câu trích dẫn ý nghĩa.
4. Tự nhiên: Ngôn từ giản dị, mộc mạc, tránh sáo rỗng, tránh gượng ép.
III. Các cách mở bài nghị luận văn học
1. Nêu phản đề
- Tạo ra tình huống đối lập, tương phản với vấn đề được nêu ra trong mở bài. 
- Ví dụ: Khi nhận xét về Tây Tiến của Quang Dũng, có nhà phê bình văn học đã đánh giá tác 
phẩm mang cái “buồn rớt, mộng rớt” của giai cấp tiểu tư sản. Điều đó còn mang cái nhìn chủ 
quan, phiến diện một thời. Ở khổ thơ thứ ba, Quang Dũng đã cho người đọc cảm nhận được 
về hình ảnh người lính hiện lên với vẻ đẹp bi tráng, hào hùng. 
2. So sánh
- Đối chiếu hai hay nhiều đối tượng với nhau, giúp cho người đọc thấy được bản chất của vấn 
đề được đề cập đến trong tương quan với đối tượng khác. 
- Ví dụ:
Thơ ca Việt Nam ba mươi năm chiến tranh là một dàn hợp xướng những khúc ca, giai điệu 
ngọt ngào về đất nước. Ta không thể nào quên một “đất nước hình tia chớp” trong thơ Trần 
Mạnh Hảo hay một đất nước như “bà mẹ sớm chiều gánh nặng nhẫn nại nuôi con một đời im 
lặng” trong thơ Tố Hữu. Nhắc đến đề tài Đất nước trong văn học cách mạng sẽ thật là không 

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_ki_nang_lam_bai_doc_hieu_boi_duong_hsg_ngu_van_7.docx