Chuyên đề Giới thiệu cách tiếp cận và cảm thụ một số thể loại tác phẩm văn học trữ tình - Bồi dưỡng HSG Ngữ văn 7

docx 41 trang thanh nguyễn 18/07/2025 40
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Giới thiệu cách tiếp cận và cảm thụ một số thể loại tác phẩm văn học trữ tình - Bồi dưỡng HSG Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Giới thiệu cách tiếp cận và cảm thụ một số thể loại tác phẩm văn học trữ tình - Bồi dưỡng HSG Ngữ văn 7

Chuyên đề Giới thiệu cách tiếp cận và cảm thụ một số thể loại tác phẩm văn học trữ tình - Bồi dưỡng HSG Ngữ văn 7
 CHUYÊN ĐỀ
GIỚI THIỆU CÁCH TIẾP CẬN VÀ CẢM THỤ MỘT SỐ THỂ LOẠI 
 TÁC PHẨM VĂN HỌC TRỮ TÌNH. 
 Buổi 1: CẢM THỤ CA DAO
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- HS cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm 
văn học dân gian.
2. Kĩ năng:
- HS biết viết đoạn văn, bài văn cảm nhận có bố cục 3 phần: mở, thân, kết.
- Diễn đạt tự nhiên, trong sáng, thể hiện cảm xúc và quan điểm riêng của mình về tác 
phẩm văn học, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt (dùng từ, đặt câu)
3. Phẩm chất, thái độ:
- Giáo dục cho hs những tình cảm đẹp mang tính nhân văn qua các dân gian như: tình 
yêu quê hương, đất nước, tình yêu thương con người, tình cảm gia đình, tình bạn bè... 
- Học sinh biết đồng cảm với nhân vật trong tác phẩm và vận dụng vào cuộc sống 
hàng ngày để điều chỉnh hành vi, ngôn ngữ của mình.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Soạn bài
2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu trước bài
III. Tiến trình
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài dạy:
I. Những điều cần lưu ý khi làm bài cảm thụ văn học.
- Tác phẩm văn học nào cũng biểu hiện tư tưởng, tình cảm nhưng tác phẩm trữ tình lại 
thể hiện tình cảm theo cách riêng .
 Từ những câu ca dao xưa tới những bài thơ đương đại, dấu hiệu chung của tác phẩm 
trữ tình là sự biểu hiện trực tiếp của thế giới chủ quan của con người . Đó là cảm xúc, 
tâm trạng, suy nghĩ của chính tác giả. Và biểu hiện trực tiếp những cảm xúc, suy tưởng 
của con người là cách phản ánh thế giới của tác phẩm trữ tình.
 Muốn hiểu được một tác phẩm trữ tình thì chúng ta cần hiểu hai lớp nội dung :
 - Nội dung hiện thực đời sống. “ Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn ” .
 Không chỉ dừng lại ở đó, bài ca giao còn là lời ngợi ca, khảng định, tự hào về phẩm 
chất không chỉ của loài hoa đẹp đẽ , giản dị , gần gũi với người lao động mà còn của 
những con người có phẩm chất thanh cao trong sạch , những con người không bao giờ 
bị tha hoá bởi hoàn cảnh.
II. Luyện tập:
Bài 1: Nêu cảm nhận sâu sắc của em về câu ca dao sau:
 Chiều chiều ra đứng ngõ sau
 Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
 Gợi ý làm bài:
HS trình bày được một số ý cơ bản sau:
Câu ca dao là tâm trạng của một người con gái lấy chồng xa, nhớ mẹ, nhớ nhà, nhớ 
quê hương.
 - Mở đầu bằng mô típ quen thuộc: “chiều chiều” là giai diệu nhè nhẹ, buồn thương. 
Điệu tâm hồn biểu hiện trong câu ca dao vô cùng đặc sắc, nó quyện vào tâm hồn người 
đọc, người nghe.
Câu ca dao thứ nhất vừa có tính thời gian (chiều chiều) vừa có tính không gian (ngõ 
sau, quê mẹ). Buổi chiều tà, lúc hoàng hôn buông xuống, ngày sắp tàn vũ trụ sắp đi vào 
cõi hư vô. Đây là những khoảng thời gian gợi nhớ, gợi sầu cho những kẻ tha hương. 
 Thời gian cứ lặp đi lặp lại “ngõ sau” chứ không phải là ngõ trước? Ngõ sau mới trông 
ra cánh đồng hắt hiu vắng vẻ, phải là “chiều chiều” khi cơm nước xong xuôi thì người 
con gái mới có thời gian để nhớ về quê mẹ. Sự lặp đi lặp lại của thời gian cũng chính 
là sự lặp lại một hành động (ra đứng ngõ sau trông về quê mẹ) của một tâm trạng. Nghĩ 
về quê hương là nghĩ về mẹ, bóng hình mẹ đã tạc vào hình bóng quê hương. Nhân vật 
trữ tình trong câu ca dao không được giới thiệu chi tiết cụ thể. Nhưng ta vẫn thấy hiện 
lên hình ảnh cô gái xa quê, nhớ quê, nhớ mẹ, nhớ gia đình... (đi lấy chồng xa?). Chắc 
là nhớ lắm, nhớ da diết nên cứ chiều chiều và chiều nào cũng vậy cô ra ngõ sau ngậm 
ngùi ngóng về quê mẹ.
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau”
- Cô gái đứng ở “ngõ sau” vào buổi “chiều chiều” trông ngóng về quê hương – nơi có 
những ngày tháng hạnh phúc êm đềm bên cha mẹ, có những bậc sinh thành đang cần 
người phụng dưỡng, còn mình thì phải làm dâu xứ người mà lòng thương nhớ, đau đớn, 
xót xa “ruột đau chín chiều”. Dù cuộc đời còn nhiều mưa nắng, nhưng dân quê vẫn “rủ nhau’ lên đường, đi xem hội, 
đi kiếm sống, ở trong bài ca dao này là rủ nhau đi tham quan Hà Nội. Chữ “xem” được 
điệp lại ba lần, vừa gợi tả niềm khao khát say mê, vừa mở lòng đón chờ vẫy gọi:
 “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
 Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn”
 Kiếm Hồ là hồ Hoàn Kiếm, nơi Lê Lợi trả kiếm báu “Thuận Thiên” cho Rùa Vàng. 
Một cảnh đẹp, một vùng đất thiêng của đất “Rồng bay lên”. Cầu Thê Húc là cầu đón 
ánh sáng, biểu tượng rất đẹp nói lên niềm tự hào về mọi tinh hoa của đất trời, Tổ quốc, 
của dân tộc hội tụ về Thăng Long, Hà Nội. Chùa Ngọc Sơn còn gọi là đền Ngọc Sơn là 
một nét đẹp cổ kính của Hồ Gươm. 
 Hai câu đầu bài ca mở ra trong tâm hồn chúng ta nhiều liên tưởng, cùng nhau khám 
phá ra bao kì tích, huyền thoại của Hồ Hoàn Kiếm mà thời gian không thể làm phai mờ.
 Không gian nghệ thuật được mở rộng, được đón chào. Càng “xem” càng thấy lạ và rất 
thú vị:
 “Đài Nghiên Tháp Bút chưa mòn,
 Hỏi ai gây dựng nên non nước này ?”
 Hai chữ “chưa mòn” gợi lên trong lòng người đọc nhiều suy tưởng. Đài Nghiên Tháp 
Bút là biểu tượng cho nền văn hiến lâu đời và rực rỡ của Đại Việt. Nó thể hiện rất đẹp 
đạo học và truyền thống hiếu học của nhân dân ta. Hai chữ “chưa mòn” khẳng định sự 
bền vững, sự trường tồn của nền văn hiến nước ta. Qua hàng nghìn năm, qua bao thăng 
trầm của lịch sử, bao bể dâu Tháp Bút Đài Nghiên vẫn “chưa mòn”, vẫn “trơ gan cùng 
tuế nguyệt”. Cũng như đất nước ta, thủ đô ta, nền văn hóa Việt Nam ta ngày một trở 
nên giàu đẹp. Hai chữ “chưa mòn” đã kín đáo gửi gắm niềm tự hào và tình yêu sông 
núi của nhân dân.Câu kết là một câu hỏi tu từ rất tự nhiên, âm điệu nhắn nhủ, tâm tình. 
Đây là dòng thơ xúc động, sâu lắng nhất trong bài ca dao, tác động trực tiếp vào tình 
cảm của người đọc, người nghe.“Hỏi ai” là phiếm chỉ, gợi ra nhiều bâng khuâng, man 
mác. “Ai” là ông cha, tổ tiên. “Ai” là nhân dân vĩ đại, những con người vô danh. Câu 
hỏi tu từ để khẳng định và nhắc nhở công lao xây dựng non nước của ông cha ta qua 
nhiều thế hệ. Cảnh Kiếm Hồ và nhiều cảnh trí khác của Hồ Gươm trong bài ca dao được 
nâng lên tầm non nước, tượng trưng cho non nước.
 Câu hỏi còn hàm ý nhắc nhở các thế hệ con cháu phải biết giữ gìn, xây dựng non nước 
cho xứng đấng với truyền thống cha ông.
 Bài ca dao ngắn gọn mà chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa: vừa ngợi ca vẻ đẹp thiên 
nhiên, vẻ đẹp văn hóa của đất nước, vừa thể hiện lòng biết ơn tổ tiên ông cha, biết ơn 
nhân dân một cách xúc động. Bài ca dao là cảnh sáng sớm mùa thu nơi kinh thành Thăng Long thuở trước. Mỗi câu 
là một cảnh đẹp được chấm phá qua ngòi bút đặc sắc của các tác giả dân gian, tả ít mà 
gợi nhiều nhằm ca ngợi cảnh đẹp quê hương. Cái hồn của cảnh vật mang màu sắc cổ 
điển.
 Cảnh vật Hồ Tây được miêu tả thật nên thơ: hình ảnh, màu sắc, đường nét, âm 
thanh hài hòa, sống động. “Gió đưa cành trúc la đà”
 Chữ “đưa” gợi làn gió thu thổi nhè nhẹ làm đung đưa những cành trúc rậm rạp, lá sum 
suê đang “la đà” sát mặt đất. Cảnh mùa thu thật đẹp. Cành trúc được làn gió thu trong 
trẻo, mát lành vuốt ve êm dịu, cùng với gió cành trúc khẽ lay động bay cùng chiều 
gió.”Gió đưa cành trúc la đà”. Câu thơ có màu xanh của trúc, khe khẽ của gió, và đương 
nhiên khí thu, tiết thu, bầu trời khoáng đạt, những cánh diều vi vu trên không, đằng sau 
những cành trúc la đà là tiếng oanh vàng thánh thót.
-Nếu câu thứ nhất, ta chỉ cảm nhận vẻ đẹp của buổi sáng mùa thu bằng thị giác thì ở 
câu thơ thứ hai ta lại cảm nhận bằng âm thanh. Đó là tiếng chuông chùa làng Trấn Vũ 
êm êm gây không khí rộn ràng náo động, là tiếng gà tàn canh báo sáng từ làng Thọ 
Xương vọng tới. Tiếng chuông ngân vang hoà cùng tiếng gà gáy le te. Âm thanh như 
tan ra hoà cùng đất trời sương khói mùa thu. Trong làn sương khói, ánh sáng thu bao 
phủ tràn khắp mọi nẻo, nhịp chuông vang vọng cùng gà gáy như làm cho mọi vật càng 
mơ màng thơ mộng hơn. Cuộc sống đang say tràn trong niềm vui háo hức. Lấy xa để 
nói gần, lấy động để tả tĩnh, nhà thơ dân gian đã thể hiện được cuộc sống êm đềm, yên 
vui, thanh bình nơi Kinh thành xưa.
- Câu thứ ba là bức tranh sương khói mùa thu : Khói toả mịt mù được đảo lại “mịt mù 
khói toả”. Thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ làm tăng sự huyền ảo lung linh của cảnh vật, 
của cuộc sống. Mặt đất một màu trắng mờ, do màn sương bao phủ. Nhìn cận cảnh hay 
viễn cảnh đều có cảm giác như mặt đất đang chìm trong khói phủ. Cuộc sống yên bình 
tĩnh lặng, vũ trụ đang quay, thời gian trôi đi, trời trở về sáng.
- Câu thơ thứ tư: “Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”.
Tiếng chày đều tay từ phường Yên Thái ngân vang dồn dập. Nhịp chày chính là nhịp 
đập của cuộc sống lao động, là sức sống mạnh mẽ của kinh đô này. Bình minh ửng 
hồng phía đằng Đông xua tan làn sương khói. Hồ Tây mênh mông phẳng lặng như chiếc 
gương khổng lồ sáng dần lên in hình phố cổ. Hình ảnh “mặt gương Tây Hồ” là hình 
ảnh trung tâm, một tứ thơ đẹp tỏa sáng toàn bài ca dao.
-Bài ca dao tả cảnh đẹp kinh thành Thăng Long, nhưng thông qua miêu tả cảnh, ẩn chứa 
tình cảm tự hào về quê hương đất nước. Quê hương đang ngày ngày thay da đổi thịt, 
cảnh tình thấm vào nhau rung động mãi trong hồn ta. Tâm hồn tác giả thật say sưa mới Hai chữ “nhị vàng” ở cuối câu thứ hai được lặp lại ở đầu câu thứ ba (điệp ngữ vòng) 
tạo nên tính liên tục trong tư duy, cảm xúc và sự liên kết chặt chẽ giữa nội dung với 
hình thức trong toàn bài.
Hai câu 2 và 3, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp liệt kê và đảo trật tự từ: tả thực 
đến từng chỉ tiết: “lá xanh, bông trắng, nhị vàng” (tả đi); rồi tả lại: “Nhị vàng, bông 
trắng, lá xanh”. Tả từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới. Dường như người tả đang cố 
chứng minh bằng được vẻ đẹp của sen: đẹp từ sắc lá đến màu hoa, màu nhị. Sau đó lại 
nhấn mạnh thêm bằng cách đảo ngược: đẹp từ màu nhị đến màu hoa, sắc lá. Nghệ thuật 
miêu tả ở đây mới đọc qua tưởng chừng đơn giản, song thực sự đã đạt tới trình độ điêu 
luyện, tinh vi. Nghệ thuật ấy đã tôn vinh hoa sen lên hàng hoa quý, xứng đáng tượng 
trưng cho vẻ đẹp của con người chân chính.
 Câu thứ tư: “Gần bùn mà chẳng hồi tanh mùi bùn”.
Dù mang tính chất ẩn dụ tượng trưng nhưng trước hết vẫn là tả thực về môi trường sống 
của cây sen. Sen thường sống ở trong ao, trong đầm lầy, nơi có nhiều bùn. Ấy vậy mà 
hoa sen lại rất thơm, một mùi thơm thanh khiết lạ lùng! Có thể coi đây là cái nút của 
toàn bài ca dao. Thiếu câu ca dao này, hình tượng của hoa sen vẫn tồn tại nhưng không 
có linh hồn và ý nghĩa. Nếu câu ca dao mở đầu là luận để mang ý nghĩa khái quát về 
hình tượng của hoa sen thì đến câu kết của bài ca dao, hình tượng bông sen trong tự 
nhiên đã chuyển sang hình tượng bông sen trong cuộc đời một cách uyển chuyển, nhẹ 
nhàng không có một sự gượng ép nào. Do đó mà nghĩa bóng của hoa sen cũng mở rộng 
không giới hạn. Chính vì vậy mà tính chất tượng trưng, ẩn dụ của hình tượng thơ nổi 
lên, lấn át hình ảnh thực. Nó tựa hồ như một cánh cửa kì diệu, khép nghĩa đen lại và 
mở nghĩa bóng ra một cách thần tình. Và thế là trong phút chốc, sen hóa thành người, 
bùn trong đầm (nghĩa đen) biến thành bùn trong cuộc đời (nghĩa bóng). Rồi cả hình ảnh 
cái đầm cùng mùi hôi tanh của bùn cũng được coi là ẩn dụ tượng trưng vì nó được hiểu 
theo nghĩa bóng với những mức độ rộng hẹp, xa gần khác nhau tuỳ theo trình độ mỗi 
người hoa sen. Có một cái gì đó rất gần gũi, đổng điệu giữa phẩm chất của hoa sen và 
phẩm chất của người lao động. Mùi bùn gợi liên tưởng đến những cái xấu xa, thấp hèn 
của mặt trái xã hội phong kiến suy tàn cùng với lũ tham quan ô lại vô liêm sỉ. Còn vẻ 
đẹp trong trẻo và hương thơm ngát của hoa sen tượng trưng cho phẩm chất trong sạch, 
thanh cao, không chịu khuất phục trước hoàn cảnh của con người Việt Nam..
4. Tổng kết, hướng dẫn tự học.
 4.1. Tổng kết:
 - GV khái quát lại kiến thức.
 4.2. Hướng dẫn tự học:

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_gioi_thieu_cach_tiep_can_va_cam_thu_mot_so_the_loa.docx