Chuyên đề Cảm thụ tác phẩm văn học - Bồi dưỡng HSG Ngữ văn 7

docx 34 trang thanh nguyễn 18/07/2025 60
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Cảm thụ tác phẩm văn học - Bồi dưỡng HSG Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Cảm thụ tác phẩm văn học - Bồi dưỡng HSG Ngữ văn 7

Chuyên đề Cảm thụ tác phẩm văn học - Bồi dưỡng HSG Ngữ văn 7
 CHUYÊN ĐỀ 1: CẢM THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC
A. Mức độ cần đạt: 
 - Các biện pháp tu từ và các tín hiệu nghệ thuật ngôn từ trong các đoạn văn, thơ tiêu biểu
 - Cách phát hiện và phân tích các biện pháp tu từ trong một đoạn văn, đoạn thơ
- Bố cục của bài văn cảm thụ văn học
- Cách viết một bài văn cảm thụ văn học khoảng 300 từ.(1 trang)
B. Chuẩn bị: 
- GV : Đọc tài liệu tham khảo, soạn giáo án chi tiết
- HS: Học và làm các bài tập theo yêu cầu cụ thể của GV
C. Nội dung chuyên đề:
I. PHƯƠNG PHÁP LÀM VĂN CẢM THỤ
1. Cảm thụ thơ văn là gì?
- Trước hết, cảm thụ văn học chính là đi tìm vẻ đẹp, cái hay của những bài thơ, bài văn.. 
- Là cảm nhận và đánh giá được cái hay cái đẹp của văn bản đó. Biết dùng ngôn từ diễn tả 
giúp người nghe đồng cảm với mình khi nghe bài thơ văn đó.
2. Cảm thụ những gì?
a. Phát hiện và chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ văn đó. Có thể là: So sánh 
nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, tương phản, đối, cách sử dụng từ láy, động từ mạnh, câu 
tồn tại, câu đặc biệt Tài liệu của nhung tây
b. Nêu nội dung của văn bản đó và việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật đó làm cho nội 
dung trở nên hay hơn như thế nào. Nếu là nhân hoá thì cảnh vật trở nên có hồn, sinh động 
hơn, nếu so sánh thì cảnh vật trở nên cụ thêt gợi cảm, gợi hình.
c. Đoạn thơ đó viết bằng thể thơ gì ? Lục bát hay thơ tự do. Thể lục bát thường nhẹ nhàng 
uyển chuyển, truyền cảm thấm thía, dễ đi vào lòng người. Thể thơ tự do dễ bộc lộ mạch cảm 
xúc của tác giả. Thơ 5 chữ thích hợp cho nội dung ngợi ca, hoặc kể chuyện. Thể thơ 4 chữ 
giản dị, gần gũi với những bài hát đồng dao.
d. Nhịp điệu của bài thơ như thế nào? 
+ Lục bát thường là 3/3,4/4 hoặc 2/2/2và 2/2/4, 4/2/2 khiến âm điệu thơ du dương
+ Thơ thất ngôn nhịp 4/3 âm điệu khoẻ khoắn, sảng khoái bộc lộ những nỗi niềm, cảm xúc 
sâu lắng, mạnh mẽ. Nếu nhịp thơ ngắn thì thường gợi tả những hành động nhanh mạnh, nếu 
nhịp thơ dài thì có khả năng diễn tả những cảm xúc tình cảm xao xuyến, dàn trải thiết tha. 
Tài liệu của nhung tây
3.Các bước cảm thụ: Gồm 4 bước
- Đọc kĩ bài (đoạn) văn thơ, phát hiện chủ đề, biện pháp, dấu hiệu nghệ thuật.
- Chỉ ra biện pháp, dấu hiệu nghệ thuật đó
 + Các biện pháp tu từ
 + Cách sử dụng từ láy tượng hình, tượng thanh, tính từ, từ ngữ gợi tả màu sắc, âm thanh, 
ánh sáng, tâm trạng,
 + Đặc biệt chú ý tìm và phân tích giá trị của từ “đắt”.
- Phân tích tác dụng của biện pháp, dấu hiệu nghệ thuật để bật lên nội dung, chủ đề của 
(đoạn) văn thơ đó
- Nêu những suy nghĩ, cảm xúc, đánh giá, liên tưởng của mình về những điều (đoạn) văn thơ 
đó gợi ra
II. Một số nghệ thuật trong thơ cảm thụ
1. Nghệ thuật đối lập, tác dụng. - Nghệ thuật: tác giả đã sử dụng thành công và dặc sắc nghệ thuật nhân hóa làm cho cảnh vật 
thiên nhiên sinh động gần gũi và giống như con người. Tác giả đã quan sát tinh tế dòng thơ 
ngắn, xuống dòng đột ngột tạo ra âm thanh nhịp điệu rất đỗi quen thuộc của cảnh vật tự nhiên 
trong trận mưa rào. Tài liệu của nhung tây
3. Nghệ thuật so sánh 
 Ví dụ: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa
 Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.”
 (Cảnh khuya- Hồ Chí Minh)
Tìm biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó trong đoạn thơ?
- Nghệ thuật: Tác giả đã sử dụng thành công và đặc sắc nghệ thuật so sánh: tiếng suối được 
ví như tiếng hát làm cho âm thanh của tiếng suối trong đêm thanh tĩnh thêm gần gũi, sống 
động và thẫm đẫm tình người. Cảnh vật thiên nhiên không hoang sơ mà tràn đầy sức sống. 
Tài liệu của nhung tây
4. Liệt kê hình ảnh:
 Ví dụ 1: ‘Em yêu màu vàng
 Lúa đồng chín rộ
 Hoa cúc mùa thu
 Nắng trời rực rỡ’
 (Sắc màu em yêu)
Tìm biện pháp nghệ thuật và tác dụng của nó trong đoạn thơ?
 - Nghệ thuật: Hàng loạt các hình ảnh liệt kê: hoa cúc, lúa vàng, nắng trời và cách dùng dấu 
phẩy tạo nên nhịp điệu nhẹ nhàng thể hiện cảnh vật mùa thu rất đẹp dịu dàng thơ mộng và 
tình yêu thiên nhiên bao la của tác giả.
Ví dụ 2:
“Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần 
Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung”
* Tác giả dùng phép liệt kê để nêu lên các vị anh hùng của dân tộc ta qua các thời đại. Dùng 
dấu phẩy, dấu chấm lửng nhằm ca ngợi truyền thống bất khuất của những người anh hùng 
dân tộc qua các thế hệ. Đọc đoạn văn trong lòng em trỗi dậy niềm tự hào về những trang sử 
vẻ vang của dân tộc và biết ơn cac vị anh hùng dân tộc. Tài liệu của nhung tây
5. Phép đảo ngữ:
VD: “ Lom khom dưới núi tiều vài chú
 Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
 ( Qua Đèo Ngang- Bà Huyện Thanh Quan)
- Nghệ thuật: Phép đảo ngữ nhấn mạnh sự thưa thớt ít ỏi, thiếu vắng sự sống nơi Đèo Ngang 
hoang sơ, sự ít ỏi của con người nơi xóm núi hiu quạnh.
6. Phép tăng cấp
VD: Mưa rả rích dêm ngà. Mưa tối tăm mặt mũi . Mưa thối đất, thối cát. Trận này chưa qua, 
trận khác đã tới, ráo riết, hung tợn hơn. Tưởng như biến có nhiêu nước trời hút hết lên đổ 
xuống đất liền.
- Nghệ thuật: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ tăng cấp để nêu bật sự dữ dội ngày càng 
hung dữ hơn của cơn mưa mùa hạ. Tailieu của nhung tây
7. Sóng đôi 
 Ví dụ: “Từ xa nhìn lại cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa 
gạo là hàng ngàn ngọn lửa hồng. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tài 
liệu của nhung tây Tất cả đều lung linh trong nắng.” - Tác dụng: So sánh thứ nhất là : “Những ngôi sao thức- chẳng bằng - mẹ”. Phép so sánh diễn 
 tả sự hi sinh to lớn của những người mẹ. Những ngôi sao có thể thức thâu đêm nhưng mẹ có 
 thể thức nhiều đêm, thức cả cuộc đời để lo lắng cho các con. Tailieu của nhung tây
 So sánh thứ hai: “Mẹ- là- ngọn gió”. Phép so sánh biểu lộ niềm kính yêu, lòng biết ơn 
 sâu nặng của con đối với mẹ. Đối với con, người mẹ luôn là ngọn gió mát lành, đêm đến cho 
 con giấc ngủ say nồng, đêm đến cho con sự bình yên, hạnh phúc.
 *Liên hệ: Lời bài hát “Bàn tay mẹ”
 Bàn tay mẹ, bế chúng con. Bàn tay mẹ, chăm chúng con. Cơm con ăn, tay mẹ nấu. Nước 
 con uống, tay mẹ đun. Trời nóng bức gió từ tay mẹ. Con ngủ ngon, trời giá rét cũng bàn tay 
 mẹ ủ ấm con”
 Với thể thơ lục bát mang âm điệu nhẹ nhàngnhư những ời ru, nhà thơ cho em cảm nhận 
 sâu sắc hơn về tình mẹ, thấu hiểu và biết ơn người sinh ra mình.
 Đề 2: Trình bày cảm nhận của em về bài ca dao sau
 Công cha như núi Thái Sơn
 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
 Một lòng thờ mẹ kính cha
 Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
 Gợi ý làm bài:
 Đây là bài ca dao về chủ đề gia đình, là bài ca dao nói về công lao của cha mẹ và nghĩa vụ 
 của con đối với cha mẹ
 Bài ca dao làm theo thể thơ lục bát với nhiều biện pháp nghệ thuật phong phú: biện pháp so 
 sánh chính xác, giàu ý nghĩa
 Hai câu ca đầu nói về công lao sinh thành dưỡng dục như trời biển của cha mẹ 
 “Công cha” được so sánh với “núi Thái Sơn”. Núi Thái Sơn là ngọn núi cao ngất, là biểu 
 tượng cho sự vững chãi, uy nghi. Hình ảnh so sánh gợi lên hình ảnh người cha – trụ cột của 
 gia đình, là chỗ dựa vững chắc cho cuộc đời con, là người chở che cho con suốt thời thơ ấu. 
 Bởi “con có cha như nhà có nóc”
“Nghĩa mẹ” được so sánh với “nước trong nguồn”. Nước trong nguồn trong vắt, ngọt ngào, 
 không bao giờ vơi cạn. Phép so sánh gợi lên tình mẹ bao dung, dịu hiền, vô tận. Con lớn lên 
 từ dòng sữa ngọt ngào, từ lời ru dịu êm, sự vỗ về yêu thương của mẹ. Người mẹ cả đời hi sinh 
 vì những đứa con yêu. “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào. Tình mẹ tha thiết như 
 dòng suối hiền ngọt ngào
 Câu thơ thứ 3,4 khuyên con cái phải biết giữ tròn đạo hiếu. “Thờ mẹ” là tôn thờ ngưỡng 
 vọng về mẹ. “Kính cha” là kính trọng, biết ơn cha, luôn lắng nghe lời dậy bảo ân cần của cha 
 Biết thông cảm, sẻ chia với những khó khăn, vất vả của cha mẹ; phụng dưỡng cha mẹ lúc già 
 yếu. Đó là lời khuyên nhủ ân cần, sâu sắc mà mỗi người làm phận con cần khắc ghi. Tài liệu 
 của nhung tây
 Bài ca dao mang âm hưởng ngọt ngào như lời mẹ hát ru con. Bài ca cho ta thấm thía hơn 
 công cha, nghĩa mẹ đồng thời gợi lên trong lòng mỗi người tình cảm yêu thương, biết ơn bậc 
 sinh thành
 Đề 3: Cảm nhận của em về bài thơ sau:
 Hôm nay trời nắng như nung
 Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
 Ước gì em hoá thành mây
 Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm
 (Đi cấy, Trần Đăng Khoa) - Qua đó cho thấy nhà thơ là người yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, trí tưởng tượng bay bổng 
và có tâm hồn nhạy cảm trước thiên nhiên và cuộc đời. 
 Bài tham khảo.
 Trần Đăng Khoa sinh ra ở một làng quê miền đồng bằng Bắc Bộ. Thiên nhiên nơi đây đã 
nuôi dưỡng tâm hồn Khoa. Và thiên nhiên đã bước vào thơ Trần Đăng Khoa thật nhẹ nhàng 
mà thật sinh động. Bài thơ “Em kể chuyện này “ là một trong những bài thơ vẽ lên cảnh đẹp 
tuyệt vời của cảnh đẹp quê hương. 
 Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng rất hiệu quả biện pháp nhân hoá. 
 Những chị lúa phất phơ bím tóc
 Bác Mặt trời đạp xe qua đỉnh núi
 Các sự vật được gọi và tả bằng những từ ngữ vốn dụng để gọi người: Chị lúa, cậu tre, 
cô gió, bác Mặt Trời. Những từ ngữ vốn miêu tả hoạt động của con người: bá vai nhau thì 
thầm đứng học, đàn cò áo trắng, khiêng nắng, đạp xe. Phép nhân hóa cho em cảm nhận được 
vẻ đẹp của thiên nhiên làng quê vào một ngày đẹp trời. Làng quê với cánh đồng lúa xanh 
mướt. Hàng tre xanh đung đưa trong gió nhẹ. Những cánh cò trắng chao nghiêng trong nắng 
vàng rực rỡ. Những đám mây bồng bềnh trôi giữa trời. Tài liệu của nhung tây Tác giả đã giúp 
người đọc cảm nhận được dường như cả thế giới thiên nhiên, tạo hoá đang hoạt động, ai vào 
việc nấy. Tất cả căng tràn nhựa sống và tha thiết với cuộc đời. Những sự vật được nhà thơ 
thổi vào đó linh hồn khiến chúng trở nên sinh động như thế giới con người.
 Phải là người yêu thiên nhiên, yêu làng quê, có tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp c ủa thiên 
nhiên thì mới có thể cảm nhận và viết lên những dòng thơ hay như thế. Nhà thơ Trần Đăng 
Khoa đã truyền thêm cho em tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, cuộc đời. Tài liệu 
của nhung tây
Đề 5: Cảm nhận của em về những dòng thơ sau:
 “Đây con sông như dòng sữa mẹ
 Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây
 Và ôm ấp như lòng người mẹ
 Chở tình thương trang trải đêm ngày.”
 (Vàm Cỏ Đông - Hoài Vũ)
Gợi ý: 
- Nghệ thuật: So sánh tuyệt đối, chính xác nên thơ.
- Nội dung : Sự gắn bó đầy ân tình thủy chung của dòng sông đối với cuộc sống nơi làng 
quê.
- Sự gắn bó tình nghĩa sâu nặng giữa con sông với con người giữa thiên nhiên với cuộc sống 
là sự gắn bó máu thịt của con người trong tình yêu làng quê tha thiết.
- So sánh dòng sông như dòng sữa mẹ nuôi dưỡng sự sống của quê hương làm cho ruộng lúa 
vườn cây xanh non hòa chung trong màu xanh tràn trề nhă sống. Dòng sông như lòng người 
mẹ phủ đầy tình hương, trang trải tình thương cho mọi người.
Đề 6: Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của bài thơ sau:
 Mo cau
 “Trở vàng rồi cái mo cau
 Tách rời thân mẹ, rụng vào tay em
 Cho bà cắt chiếc quạt xinh
 Cất bao ngọn gió ngọt lành vào đây
 Hương cây trái, mảnh vườn này

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_cam_thu_tac_pham_van_hoc_boi_duong_hsg_ngu_van_7.docx