Các kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 theo Chuyên đề

docx 272 trang thanh nguyễn 19/07/2025 40
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Các kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 theo Chuyên đề", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 theo Chuyên đề

Các kiến thức trọng tâm Ngữ văn 9 theo Chuyên đề
 CHUYÊN ĐỀ 1: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI
 CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG 
 (Nguyễn Dữ )
I. Tác phẩm
1. Tác giả Nguyễn Dữ
- Là gương mặt nổi bật cuả văn học VN thế kỉ XVI
- Quê ở Hải Dương, chưa rõ năm sinh, năm mất, là học trò xuất sắc của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Sống trong cảnh chế độ phong kiến mục nát, “dông bão nổ trăm miền”, xã hội là cái “vực 
thẳm đời nhân loại” chỉ thấy “bóng tối đùn ra trận gió đen”, nên sau khi đỗ hương cống, 
Nguyễn Dữ chỉ làm quan một năm rồi lui về ở ẩn. Đó là hình thức bày tỏ thái độ chán nản 
trước thời cuộc của một trí thức tâm huyết nhưng sinh ra không gặp thời.
2. Tác phẩm “Truyền kì mạn lục”
a. Thể loại
- Truyền kì là thể văn xuôi trung đại, phản ánh các yếu tố kì lạ, hoang đường, trong truyện 
thế giới cõi âm và con người có sự tương giao với nhau.
b. Truyền kì mạn lục
-Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ (chi chép tản mạn những điều kì lạ được lưu truyền) 
được viết bằng chữ Hán ra đời vào nửa đầu thế kỷ XVI, tập truyện được khai thác từ các 
truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam từ các thời kì Lí, Trần, 
Hồ, Lê Sơ
- Nội dung chính: Lấy xưa nói nay, lấy ảo để nói thực, lấy âm để nói dương, nhằm phơi bày, 
vạch trần phê phán hiện thực xã hội
- Nhân vật:
+ Nhân vật chính thường là những người phụ nữ đức hạnh, khao khát sống cuộc sống yên 
bình, hạnh phúc, nhưng lại bị những thế lực tàn bạo và lễ giáo phong kiến nghiệt ngã đẩy họ 
vào những cảnh ngộ éo le, bi thương, bất hạnh vì oan khuất.
+ Hoặc một kiểu nhân vật khác, những trí thức tâm huyết với cuộc đời nhưng bất mãn với 
thời cuộc, không chịu trói mình trong vòng danh lợi,sống ẩn dật để giữ được cốt cách thanh 
cao.
- Nhan đề: truyền kì mạn lục: lục là ghi chép, mạn là tản mạn, kì là kì ảo, truyền là lưu 
truyền. Như vậy có nghĩa là ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền.
c. Tác phẩm “ chuyện người con gái Nam Xương”
- “Chuyện người con gái Nam Xương” là truyền thứ 16, có nguồn gốc từ một truyện cổ tích 
Việt Nam có tên là “Vợ chàng Trương”.
- So với truyện cổ tích “Vợ chàng Trương”, “Chuyện người con gái Nam Xương” phức tạp 
hơn về tình tiết và sâu sắc hơn về cảm hứng nhân văn
3. Tóm tắt văn bản
 “Chuyện người con gái Nam Xương” viết về một cuộc đời, một số phận đầy oan khuất 
 của một thiếu phụ tên là Vũ Thị Thiết. Đó là người con gái thùy mị, nết na, đức hạnh và 
 xinh đẹp. Lấy chồng là Trương Sinh chưa được bao lâu thì chàng phải đi lính, nàng ở nhà 
 phụng dưỡng mẹ già và nuôi con nhỏ. Để dỗ con, tối tối, nàng thường chỉ bóng mình trên hai chữ bình yên, thế là đủ rồi”. Ước mong của nàng thật bình dị, lời lẽ dịu dàng ấy, chứng 
 tỏ nàng luôn coi trọng hạnh phúc gia đình mà xem thường mọi công danh phù phiếm. Nàng 
 cảm thông trước những nỗi vất vả gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng: “Chỉ e việc quân 
 khó liệu, thế giặc khôn lường.Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ 
 tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì,khiến thiếp ôm nỗi quan hoài, mẹ già triền miên lo 
 lắng.”
 => Một người vợ rất mực thùy mị, dịu dàng, biết chịu đựng, giàu lòng yêu thương, 
 biết chờ đợi để yên lòng người đi xa.
 - Khi xa chồng, Vũ Nương ngày ngày đợi chờ, ngóng trông đến thổn thức “Giữ trọn tấm 
 lòng thủy chung, son sắt”, “tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liêu tường hoa chưa 
 hề bén gót”. Nỗi nhớ thương dài theo năm tháng “Mỗi khi thấy bướm lượn đầyvườn,mây 
 che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được”. Nàng vừa thương 
 chồng, vừa nhớ chồng, vừa thương xót cho chính mình đêm ngàyphải đối mặt với nỗi cô 
 đơn vò võ. Tâm trạng nhớ thương đau buồn ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của 
 những người chinh phụ trong mọi thời loạn lạc xưa nay:
 " Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằngtrời
 Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu
 Nỗi nhớ chàng đau đáu nàoxong"
 => Thể hiện tâm trạng ấy, Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau khổ của Vũ Nương, vừa 
 ca ngợi tấm lòng thủy chung, thương nhớ đợi chờ chồng của nàng.
 - Khi hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ: Vũ Nương ra sức cứu vãn, hàn gắn. Khi 
 người chồng trút cơn ghen bóng gió lên đầu, Vũ Nương đã ra sức thanh minh, phân trần. 
 Nàng đã viện đến cả thân phận và tấm lòng của mình để thuyết phục chồng “Thiếp vốn 
 con kẻ khó được nương tựa nhà giàu.....cách biệt ba năm giữ gìn một tiết.....” Những lời 
 nói nhún nhường tha thiết đó cho thấy thái độ trân trọng chồng, trântrọng gia đình nhà 
 chồng, niềm tha thiết gìn giữ gia đình nhất mực của Vũ Nương.
 - Rồi những năm tháng sống ở chốn thủy cung nàng vẫn không nguôi nỗi thương 
 nhớ chồng con. 
 - 
 Vừa gặp lại Phan lang, nghe Lang kể về tình cảnh gia đình nàng đã ứa nước mắt 
 xót thương. Mặc dù đã nặng lời thề sống chết với Linh Phi nhưng nàng vẫn tìm cách trở về 
 với chồng con trong giây lát để nói lời đa tạ tấm lòng chồng. Rõ ràng trong trái tim người 
 phụ nữ ấy, không gợn chút thù hận, chỉ có sự yêu thương và lòng vị tha.
* Vũ Nương còn là người con dâu hiếu thảo với mẹ chồng.
 - GV:Trong ba năm chồng đi chiến trận, một mình nàng vừa làm con vừa làm cha vừa 
 làm mẹ để chăm sóc phụng dưỡng mẹ chồng, nuôi dạy con thơ. 
 - Nàng là một cô con dâu hiếu thảo.Chồng xa nhà, nàng đã thay chồng phụng dưỡng 
 mẹ chu đáo. Khi bà ốm nàng đã thuốc thang lễ bái thần phật và lấy những lời khôn khéo 
 để khuyên răn để bà vơi bớt nỗi nhớ thương con. Đến khi bà mất, nàng đã hết lời thương 
 xót, ma chay tế lễ cẩn trọng hệt như với cha mẹ đẻ của mình. Cái tình ấy quả có thể cảm 
 thấu cả trời đất cho nên trước lúc chết người mẹ già ấy đã trăng trối những lời yêu thương, 
 độngviên, trân trọng con dâu “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức giống dòng 
 tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ lòng con như con đã chẳng phụ mẹ". - Nghe lời ngây thơ của con trẻ Trương sinh đã nghi oan cho vợ, mắng nhiếc, đánh đuổi 
 nàng đi bất chấp lời van xin khóc lóc của nàng và lời biện bạch của hàng xóm.
 - Vũ Nương đau đớn vô cùng vì tiết giá của mình bị nghi kị, bôi bẩn bởi chính người chồng 
 mà mình yêu thương.
 - Bế tắc, Vũ Nương đã phải tìm đến cái chết để giải nỗi oan ức, thoát khỏi cuộc đời đầy 
 đau khổ, oan nghiệt
c. Nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Vũ Nương
a. Nguyên nhân trực tiếp
- Do lời nói ngây thơ, hồn nhiên của bé Đản đã vô tình đẩy người mẹ vào cái chết.
b. Nguyên nhân gián tiếp
- Do Trương Sinh có tính hay ghen, đa nghi bảo thủ nên khi nghe lời của bé Đản đã vội vàng 
tin đó là sự thực mà chưa hỏi cho rõ đầu đuôi, ngay cả khi Vũ Nương biện bạch và hàng 
xóm khuyên ngăn.
- Do chế độ nam quyền độc đoán đã đẩy người phụ nữ vào một số phận bất hạnh.
- Do cuộc hôn nhân bất bình đẳng giữa Trương Sinh và Vũ Nương, một bên giàu còn một 
bên nghèo.
- Do chiến tranh phong kiến phi nghĩa đã làm cho hai vợ chồng xa cách, từ đó đẩy Trương 
Sinh đến sự ghen tuông mù quáng. 
d. Sự trở về của Vũ Nương
 - Có thể coi đây là một kết thúc có hậu, thể hiện niềm mơ ước của tác giả về một kết thúc 
 tốt lành cho người lương thiện, niềm khát khao một cuộc sống công bằng với cái thiện cái 
 đẹp sẽ chiến thắng cái xấu, cái ác.
- Nhưng sâu xa, cái kết thúc ấy không hề làm giảm đi tính chất bi kịch của tác phẩm. Vũ 
Nương hiện về uy nghi, rực rỡ nhưng đó chỉ là sự hiển linh trong thoáng chốc, là ảo ảnh 
ngắn ngủi và xa xôi. Sau giây phút đó nàng vẫn phải về chốn làng mây cung nước, vợ chồng 
con cái vẫn âm dương đôi ngả. Hạnh phúc lớn nhất cua VN là được sum họp bên chồng bên 
con cuối cùng vẫn không đạt được. Sự trở về trong thoáng chốc và lời từ biệt của nàng đã 
hé ra cái sự thực cay đắng là cái nhân gian đầy oan nghiệt, khổ đau này không có chốn dung 
thân cho người phụ nữ vì thế mà “Thiếp chẳng thể trở lại chốn nhân gian được nữa” 
=> Vũ Nương tuy có những phẩm chất tâm hồn đáng quý nhưng nang đã phải chịu một số 
phận cay đắng,oan nghiệt. Nghịch lí ấy tự nó đã là tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến bất 
công phi lí chà đạp lên hạnh phúc của con người.
=> Xây dựng hình tượng Vũ Nương, một mặt nhà văn ngợi ca những phẩm chất tâm hồn 
đáng quý của người phụ nữ, mặt khác thể hiện thái độ cảm thông thương xót cho số phận 
bất hạnh của họ và cực lực lên án xã hội phong kiến đương thời bất công, phi lí chà đạp, rẻ 
rúng con người đặc biệt là người phụ nữ. Có lẽ chưa cần nhiều, chỉ cần khai thác chân dung 
Vũ Nương đã đủ thấy chiều sâu hiện thực và nhân đạo của ngòi bút Nguyễn Dữ.
e. Các chi tiết kì ảo
a. Những chi tiết kì ảo
- Phan Lang nằm mộng rồi thả rùa.
- Phan Lang lạc vào động rùa của Linh Phi, được đãi yến vàgặp, trò chuyện với Vũ Nương; 
được trở về dương thế.
- Vũ Nương hiện về sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng ở bến Hoàng Giang.
b. Ý nghĩa - Nói tới tư tưởng nhân đạo là nói tới thái độ của nhà văn trong cách khám phá đời sống và 
con người . Nhà văn đã nhìn thấy những bất công, nghịch cảnh, nghịch lí đối với con người 
và thủ phạm của nó; nhà văn thể hiện sự quan tâm, niềm cảm thương sâu sắc đối với những 
con người phải chịu áp bức,khổ đau, thiệt thòi; thể hiện thái độ căm ghét, lên án, tố cáo 
những cái xấu, cái ác. Quan trọng hơn, nhà văn khẳng định và ca ngợi vẻ đẹp của con người, 
thể hiện niềm tin vào cái đẹp, vào công lí, hướng tới những giải pháp đem lại hạnh phúc cho 
con người
- Giá trị nhân đạo thường không tách rời giá trị hiện thực( phải khổ người ta mới thương; 
phải bất công, ngang trái người ta mới lên án, tố cáo) và luôn được làm sáng rõ, thuyết phục 
trong những tìm tòi, sáng tạo về nghệ thuật.
* Giá trị nhân đạo trong “Chuyện người con gái Nam Xương”:
- Trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ thông qua hình tượng nhân vật Vũ Nương. - Thể hiện 
niềm tin vào điều tốt đẹp: Đề cao giá trị nhân nghĩa “ở hiền gặp lành” qua kết thúc phần nào 
có hậu, thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân.
 - Qua số phận nhiều thiệt thòi, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến có nhiều 
 bất công (Bi kịch của Vũ Nương)
 + Cất lên tiếng nói tố cáo xã hội đã chà đạp lên quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc của 
 con người.
 + Thể hiện niềm cảm thông, thương xót cho số phận oan trái.
 3. Thành công về nghệ thuật:
 - Xây dựng được cốt truyện có phạm vi khái quát được hiện thực xã hội và đời sống ( 
 chuyện Trương Sinh đi lính, cảnh ngộ neo đơn của người phụ trong thời loạn lạc, cuộc hôn 
 nhân sắp đặt, thói gia trưởng của người đàn ông phong kiến); tạo được tình huống đơn 
 giản mà đặc sắc làm nổi bật được tính chất éo le, bi kịch trong cuộc đời người phụ nữ thời 
 xưa; làm rõ được cái trớ trêu với hạnh phúc của con người.
 - Miêu tả tính cách nhân vật một cách sắc sảo, già dặn. Nhân vật Vũ Nương hiện lên rõ nét 
 cả về đức tính và thân phận. Việc nàng trỏ cái cái bóng nói là chồng để dỗ con, cái chết của 
 nàng và việc nàng trở về trên sông tuy không nhiều chi tiết nhưng đủ gây ấn tượng về 
 một Vũ Nương chung thủy, tiết liệt nhưng vị tha Nhân vật Trương Sinh cũng được khắc 
 họa khá điển hình với tính ghen tuông và gia trưởng đến mức hồ đồ
 - Việc vận dụng linh hoạt các loại hình ngôn ngữ: đối thoại, độc thoại cùng sự kết hợp 
 nhuần nguyễn giữa yếu tố thực và kỳ ảo cũng góp phần làm nên thành công cho tác phẩm, 
 tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.
 ======================================================
 HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
 ( Ngô Gia Văn Phái)
I. Tác giả
 Ngô Gia Văn phái: Ngô Gia Văn Phái: một nhóm tác giả dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả 
 Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, trong đó hai tác giả chính là Ngô 
 Thì Chí (1753-1788), làm quan thời Lê Chiêu Thống, và Ngô Thì Du (1772-1840), làm 
 quan dưới triều nhà Nguyễn.
 II. Tác phẩm
1.1. Vài nét chính về tác phẩm

File đính kèm:

  • docxcac_kien_thuc_trong_tam_ngu_van_9_theo_chuyen_de.docx