Bài giảng Chuyên đề 3 - Phần 1: Đọc một tác giả văn học - Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

pptx 22 trang thanh nguyễn 22/07/2024 930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chuyên đề 3 - Phần 1: Đọc một tác giả văn học - Ngữ văn 11 Kết nối tri thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Chuyên đề 3 - Phần 1: Đọc một tác giả văn học - Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Bài giảng Chuyên đề 3 - Phần 1: Đọc một tác giả văn học - Ngữ văn 11 Kết nối tri thức
 CHUYÊN ĐỀ 3
ĐỌC, VIẾT, GIỚI THIỆU MỘT TÁC GIẢ 
 VĂN HỌC NỘI DUNG CHÍNH
I. Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐỌC VỀ MỘT TÁC GIẢ VĂN HỌC
II. THỰC HÀNH ĐỌC Nhìn tranh đoán tên tác phẩm, tác giả Ý NGHĨA
 01 02
HS hiểu sâu hơn về Học sinh hình dung rõ hơn
con đường đạt đến đỉnh về quá trình hình thành cá tính
cao trong sự nghiệp của
 ạ ệ ậ
tác giả, hiểu sâu hơn về sáng t o, phong cách ngh thu t
một tác phẩm 03
 Học sinh có thêm những trải
 nghiệm lí thú, hiểu biết sâu rộng
 về cuộc sống, con người, và văn
 hoá Hãy nhận diện các tác giả văn học qua ảnh. Tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao
- Truyện ngắn trước Cách mạng: Chí Phèo, ( 1941) Dì Hảo ( 1942) Tư
cách mõ ( 1943) , Lão Hạc (1943) Đời thừa ( 1943) , Một bữa no (1943)
- Tiểu thuyết Sống mòn ( 1944) Truyện người hàng xóm ( 1944)
- Truyện, kí sau Cách mạng: Mò sâm banh ( 1945) Đường vô Nam
(1946) Ở rừng ( 1947-1948) Đôi mắt (1948) 
Một số tài liệu nghiên cứu riêng hoặc có đề cập đến Nam Cao:
- Bích Thu ( tuyển chọn và giới thiệu, 2007) Nam Cao – Về tác giả và tác
phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
- Tuyển tập Nam Cao (2020) NXB Văn học, Hà Nội Niên biểu về tiểu sử tác giả Nam Cao 
 NĂM NỘI DUNG
1917 Sinh tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, Phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Tên khai sinh là
 Trần Hữu Tri.
1935 Vào Sài Gòn kiếm sống.
1936 Bắt đầu sự nghiệp sáng tác với bút danh Thúy Rư
1938 Học xong bậc Thành chung, sau đó dạy ở trường tư Công Thanh, Thụy Khuê,
1940 Trở lại làng Đại Hoàng viết văn, làm gia sư.
1943 Gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc, viết một số truyện ngắn Nước mắt, Lão Hạc, Đời thừa.
1944 Xuất bản tập truyện Đôi lứa xứng đôi (tên trong bản thảo là Cái lò gạch cũ) với bút danh Nam Cao.
1945 Tham gia cướp chính quyền ở phủ Lý Nhân, in truyện ngắn Mò sâm banh.
1946 Ra Hà Nội hoạt động ở Hội Văn hóa cứu quốc sau đó tham gia trong đoàn quân Nam tiến với tư cách
 là phóng viên mặt trận.
1947 Lên Việt Bắc làm công tác báo chí, tuyên truyền, phục vụ kháng chiến.
1948 Gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam viết truyện ngắn Đôi mắt.
1951 Bị giặc Pháp phục kích và sát hại trên đường đi công tác.
1966 Được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật PHIẾU HỌC TẬP
 (NHÓM 2)
 Phiếu đọc tác phẩm Truyện ngắn
 Tác giả cần tìm hiểu: 
STT Tên tác Năm Đề tài Nhân vật/ Cốt truyện Không Ngôn ngữ
 phẩm sáng tuyến gian và trần thuật
 tác nhân vật thời gian PHIẾU HỌC TẬP
 (NHÓM 4)
 Phiếu đọc tác phẩm Kí
 Tác giả cần tìm hiểu: 
STT Tên tác Năm Đề tài Sự thật cuộc Nhân vật/ Thông điệp Cái tôi
 phẩm sáng sống được tái tuyến nhân vật tác giả gửi của tác
 tác hiện gắm giả Một số nhận định về tác giả Nam Cao: 
1. "Con người Nam Cao mảnh khảnh, thư sinh, ăn nói ôn tồn nhiều khi đến rụt rè, mỗi lúc 
lại đỏ mặt mà kì thực mang trong lòng một sự phản kháng mãnh liệt.” (Nguyễn Đình Thi)
2. “Viết về người trí thức tiểu tư sản nghèo, Nam Cao đã mạnh dạn phân tích và mổ xẻ tất 
cả, không né tránh như Thạch Lam; không cực đoan, phiến diện như Vũ Trọng Phụng,
cũng không thi vị hóa như Nhất Linh, Khái Hưng, ngòi bút của Nam Cao luôn luôn tỉnh 
táo đúng mực.” (Hà Minh Đức)
3. “Trong văn xuôi trước cách mạng, chưa có ai có được ngòi bút sắc sảo, gân guốc soi 
mói như của Nam Cao.” (Nhà văn Lê Định Kỵ)
4. “Quan điểm nghệ thuật vị nhân sinh của ông đã trở thành ngọn đuốc dẫn đường lý 
tưởng nhất cho trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945.” (Tiểu Mai)
5. “Nếu như ở tác phẩm của Ngô Tất Tố là tiếng kêu cứu đói thì ở tác phẩm của Nam Cao 
lại là tiếng kêu cứu lấy nhân cách, nhân phẩm, nhân tính của con người đang bị cái đói và 
miếng ăn làm cho tiêu mòn đi, thui chột đi, hủy diệt đi.” (Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng 
Mạnh) Phiếu đọc về tác giả
 Tác giả cần tìm hiểu: 
1. Khái quát về tiểu sử và đặc điểm con người của tác giả
2. Khái quát về vị trí của tác giả trong lịch sử văn học. 
3. Phân chia các chặng đường sáng tác của tác giả. 
4. Điểm qua những tác phẩm đặc sắc của tác giả qua các chặng đường sáng tác.
5. Phân tích một số chủ đề nổi bật trong sáng tác của tác giả.
6. Đánh giá chung về những cống hiến tiêu biểu của tác giả cho nền văn học. 
7. Nêu ý nghĩa các sáng tác của tác giả trong bối cảnh hiện nay

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_chuyen_de_3_phan_1_doc_mot_tac_gia_van_hoc_ngu_van.pptx