Bài giảng Chuyên đề 2 - Tìm hiểu về sân khấu hóa tác phẩm văn học - Ngữ Văn Lớp 10 Sách Kết nối tri thức
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chuyên đề 2 - Tìm hiểu về sân khấu hóa tác phẩm văn học - Ngữ Văn Lớp 10 Sách Kết nối tri thức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Chuyên đề 2 - Tìm hiểu về sân khấu hóa tác phẩm văn học - Ngữ Văn Lớp 10 Sách Kết nối tri thức
CHUYÊN ĐỀ 2 PHẦN 1: TÌM HIỂU VỀ SÂN KHẤU HÓA TÁC PHẨM VĂN HỌC I.Tìm hiểu chung. 1. Tác giả: - Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) là hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX - Viết gần 50 vở kịch. Trong đó có nhiều vở kịch gây được tiếng vang lớn. Và để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng. Kịch của Lưu Quang Vũ thể hiện nhiều cách tân độc đáo; quan tâm thể hiện xung đột trong cách sống và quan niệm sống, bày tỏ khát vọng hoàn thiện nhân cách con người. - Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật sân khấu năm 2000. II.Đọc hiểu chi tiết: 1.Hình tượng nhân vật Cuội. a. Sự tiếp nhận và sáng tạo các truyện dân gian Phương diện so Nói dối như Cuội Sự tích chú Cuội Lời nói dối cuối sánh cung trăng cùng Nhân vật chính Đặc điểm nhân vật chính Nhân vật phụ Không gian Thông điệp b. Mâu thuẫn giữa hiện thực và lí tưởng - Những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong đoạn đối thoại này như: những trò mưu mẹo, gian dối, thật lòng, thành thật, nói dối,bịp bợm, kẻ gian dối lọc lừa, người trung hậu chất phác, gian dối, mưu mẹo, lọc lừa, tốt lành, xấu xa, lừa bịp ->Mâu thuẫn trong cuộc đối thoại giữa Lụa và Cuội là mâu thuẫn giữa ý định tốt đẹp, vì người khác với hành động nói dối, lừa lọc của nhân vật Cuội, đằng sau đó là mâu thuẫn giữa hiện thực và lí tưởng, giữa thực tế và mơ ước. - Ngôn ngữ này khác so với ngôn ngữ giao tiếp thông thường bởi nó là ngôn ngữ của nhân vật trong kịch bản và trên sân khấu nên ngôn ngữ đó phải thể hiện được ý kiến, quan điểm cá nhân, phải cho thấy được suy nghĩ, tính cách của nhân vật, phải gây được ấn tượng rõ và mạnh, khiến người đọc, người xem chú ý và ghi nhớ. III. Tổng kết: 1. Nội dung: - Thông điệp của tác phẩm là mọi ý định dù tốt đẹp nhưng được xây dựng trên sự giả dối cũng không đem lại hạnh phúc mà phải xây dựng dựa trên lòng tin và sự chân thực. -Tâm sự của Lưu Quang Vũ về một xã hội đòi hỏi sự trung thực, chống lại tất cả dối trá và những điều làm con người không còn tin vào cuộc sống. 2. Nghệ thuật: - Xây dựng hình tượng nhân vật dựa vào sự tiếp thu và sáng tạo các truyện dân gian, tạo nên sự gần gũi và mới lạ cho vở kịch. - Ngôn ngữ thể hiện được suy nghĩ và tính cách của nhân vật, đồng thời nêu lên thông điệp của vở kịch - Văn bản của kịch bản là tương đối ổn định, thì kịch bản trên sân khấu có sự thay đổi nhất định. - Cùng một kịch bản, các đạo diễn khác nhau có thể dàn dựng khác nhau, các diễn viên khác nhau biểu diễn khác nhau, các họa sĩ khác nhau bài trí khác nhau. Thành phần trong vở kịch PHIẾU HỌC TẬP 02 Thành phần của vở diễn Tác giả Đạo diễn Họa sĩ Nhạc sĩ Thiết kế ánh sáng Biên đạo múa Trợ lí đạo diễn Truyền thông Chỉ đạo thực hiện chương trình Âm thanh Ánh sáng Chỉ huy buổi biểu diễn Tác động của các thành phần tham gia khác nhau trong vở diễn đến kịch bản sân khấu: Tác động của các thành phần tham gia khác nhau trong vở diễn đến kịch bản sân khấu: Vở diễn trên sân khấu là một sáng tạo của tập thể, trong đó không chỉ có đạo diễn, biên kịch mà tất cả diễn viên, họa sĩ, biên đạo múa,cùng góp phần đồng sáng tạo nên vở kịch. Mỗi thành viên trong ê – kíp sản xuất bằng trải nghiệm cuộc sống, cảm nhận riêng của mình sẽ đem lại cho kịch bản một cách tiếp cận riêng, một đời sống riêng. Vì thế mỗi lần công diễn là một lần văn bản văn được học tái sinh trong một hình hài mới, mang một thông điệp mới. Vở diễn tái hiện bối cảnh của Việt Nam nơi thôn quê xưa trên sân khấu đương đại bằng cách nào để giúp người xem cảm nhận được sức sống, không khí của đời sống người Việt nơi thôn quê? Để khắc phục những giới hạn của sân khấu, người ta có thể sử dụng ngôn ngữ đối thoại như một phương tiện để miêu tả bối cảnh giúp người đọc có thể hình dung được không khí của các tình huống, sự kiện, hành động trong vở kịch. Tất cả các yếu tố trên sân khấu như âm thanh, ánh sáng, đạo cụ, phông, nền, bố cục, đều mang ý nghĩa biểu tượng và được sắp đặt một cách thống nhất, chặt chẽ, nhằm làm nổi bật thông điệp của vở diễn -> Không gian sân khấu có vai trò quan trọng đối với sự thành công của vở diễn. Vì sao đạo diễn và diễn viên lại cải biên vở kịch? Những cải biên đó có thuyết phục không? Vì sao? Khi đưa một kịch bản văn học lên sân khấu, người ta có thể cải biên kịch bản gốc để truyền tải một thông điệp mới để vở kịch gần gũi hơn với khán giả để truyền hơi thở đương đại vào trong tác phẩm văn chương. Đó là một cách tiếp nhận văn học, tạo cho tác phẩm văn học một đời sống mới. Thảo luận nhóm: thời gian 7 phút Kể tên những tác phẩm văn học đã được chuyển thể thành các tác phẩm sân khấu khác? Việc sân khấu hóa có tác động như thế nào tới số phận của tác phẩm văn chương?
File đính kèm:
- bai_giang_chuyen_de_2_tim_hieu_ve_san_khau_hoa_tac_pham_van.pptx